Khuyến mại và khuyến mãi thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau, bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được khuyến mại và khuyến mãi?
Tiêu chí | Khuyến mại | Khuyến mãi |
Khái niệm | Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định | Là hoạt động tác động đến người bán hàng (đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, người phân phối) nhằm kích thích việc mua hàng hóa |
Căn cứ | Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ-CP | Không có quy định |
Mục đích | Hướng tới người tiêu dùng, khuyến khích mua và sử dụng sản phẩm, hàng hóa ⇒ Tăng sức mua hàng | Hướng tới người bán (khách hàng trung gian, đại lý, nhà phân phối) nhằm nâng cao doanh số bán hàng ⇒ Tăng sức bán hàng |
Bản chất | – Tăng doanh thu; – Kích cầu tiêu dùng; – Giảm hàng tồn kho. | – Giải phóng hàng tồn kho; – Nâng cao doanh số; – Càng bán được nhiều, càng được nhà sản xuất thưởng nhiều. |
Hình thức | – Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; – Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền; – Giảm giá trực tiếp; – Hàng cũ đổi hàng mới; – Rút thăm trúng thưởng; – Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên (phiếu tích điểm). – Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại… (theo Điều 92 Luật Thương mại) | – Thưởng doanh số; – Tặng quà; – Thưởng du lịch… |
Dù áp dụng hình thức khuyến mại hay khuyến mãi thì người được hưởng lợi sau cùng luôn là người bán hàng trung gian. Nếu khuyến mại tốt, hàng bán nhiều thì tiền hoa hồng cũng cao theo. Còn khuyến mãi tốt thì ngoài tiền lời bán hàng, đại lý còn được tiền thưởng doanh số.
Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng mại là bán, mãi là mua nên khuyến mãi kia là khuyến mại, còn khuyến mại thì lại chính là khuyến mãi, song trong bài viết này, người viết căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật để phân biệt khuyến mại và khuyến