Contents
Đối tượng nghiên cứu của ngành Luật kinh tế, Luật quốc tế
Luật kinh tế là ngành học nghiên cứu hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Năm 2018 vừa qua, nhiều thí sinh chọn xét tuyển vào ngành học Luật kinh tế của UEF
Luật quốc tế là ngành học cung cấp khối kiến thức về các quy phạm pháp luật bao quát hơn, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, qua đó nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Các nước khác nhau sẽ có hệ thống luật pháp khác nhau, để thống nhất sự khác nhau ấy về điểm chung nhằm tăng cường các mối quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực là yêu cầu công việc chung của những ai thực thi công việc liên quan đến Luật quốc tế.
Điểm tương đồng giữa hai ngành này yêu cầu người học có những tố chất như: kiến thức vững vàng; giỏi ngoại ngữ; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề; luôn cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực. Đặc biệt là đòi hỏi người học có trí nhớ tốt, đây là điều thiết yếu của người theo học các ngành này, bởi lẽ khi nói đến ngành Luật là nói đến hệ thống các điều, các khoản, các chương,… hơn nữa khả năng ghi nhớ còn giúp bạn giải quyết nhanh những tình huống, vấn đề phải đối mặt.
Vị trí làm việc của sinh viên ngành Luật Kinh tế và Luật quốc tế
Điều quan trọng để nhận biết sự khác nhau giữa Luật kinh tế và Luật quốc tế đó là vị trí công việc sẽ làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của ngành Luật kinh tế:
Các nước khác nhau sẽ có hệ thống luật pháp khác nhau, để thống nhất sự khác nhau ấy về điểm chung nhằm tăng cường các mối quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực là yêu cầu công việc chung của những ai thực thi công việc liên quan đến Luật quốc tế.
Điểm tương đồng giữa hai ngành này yêu cầu người học có những tố chất như: kiến thức vững vàng; giỏi ngoại ngữ; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề; luôn cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực. Đặc biệt là đòi hỏi người học có trí nhớ tốt, đây là điều thiết yếu của người theo học các ngành này, bởi lẽ khi nói đến ngành Luật là nói đến hệ thống các điều, các khoản, các chương,… hơn nữa khả năng ghi nhớ còn giúp bạn giải quyết nhanh những tình huống, vấn đề phải đối mặt.
Vị trí làm việc của sinh viên ngành Luật Kinh tế và Luật quốc tế
Điều quan trọng để nhận biết sự khác nhau giữa Luật kinh tế và Luật quốc tế đó là vị trí công việc sẽ làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của ngành Luật kinh tế:
– Chuyên gia pháp lý, tư vấn pháp lý với các công việc cụ thể như phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
– Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
– Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
– Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
– Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Còn sinh viên học ngành Luật quốc tế ra trường làm gì?
Luật quốc tế được xem là một trong những ngành học xu hướng
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật quốc tế không khó để chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao như:
– Chuyên viên tư vấn pháp luật – góp phần điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể trong mọi lĩnh vực của quốc tế.
– Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư (giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế )
– Biên tập viên liên quan đến mảng pháp luật quốc tế
– Giảng dạy về ngành Luật quốc tế
Với những vị trí công việc hấp dẫn trên, các bạn có thể khẳng định bản thân trong nền kinh tế hội nhập với năng lực cá nhân, “Khả năng của bản thân là điều quan trọng nhất trong quá trình định hướng chọn ngành và chọn nghề. Bên cạnh đó, việc tham khảo nhu cầu nhân lực ở các nhóm ngành nghề sẽ giúp bạn “đón đầu” nhu cầu xã hội, qua đó tăng đáng kể cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp”. (Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM) chia sẻ.
Học Luật Kinh tế và Luật quốc tế ở đâu?
Sau khi đã nắm rõ ngành Luật kinh tế và Luật quốc tế khác nhau như thế nào, bước tiếp theo các bạn nên tìm cho mình trường có thế mạnh đào tạo các ngành học này.
Với ngành Luật kinh tế, thí sinh có thể tham khảo thông tin trường:
Với ngành Luật kinh tế, thí sinh có thể tham khảo thông tin trường:
- Đại học Luật TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF)
- Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
- Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM)
Riêng ngành Luật quốc tế, ngoài các trường nêu trên, các bạn có thể đăng ký tại Học viện Ngoại giao.
Những thí sinh quan tâm đến UEF và yêu thích ngành Luật kinh tế hoặc Luật quốc tế đều có thể đăng ký vào trường bằng các phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia, xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét học bạ lớp 12 theo điểm tổ hợp 3 môn.
Sinh viên khi theo học tại UEF sẽ được học tập với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp lý và học tập trong môi trường song ngữ nổi trội, các bạn còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giao lưu, cũng như học kì chuyển tiếp quốc tế. Không những vậy, Nhà trường luôn tạo điều kiện học thực tế từ năm thứ 2 cũng như thường xuyên bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết. Đây chính là những lợi thế vượt trội giúp các bạn là sinh viên của UEF sau khi tốt nghiệp có thể tự tin “ghi điểm” với các đơn vị tuyển dụng.
Những thí sinh quan tâm đến UEF và yêu thích ngành Luật kinh tế hoặc Luật quốc tế đều có thể đăng ký vào trường bằng các phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia, xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét học bạ lớp 12 theo điểm tổ hợp 3 môn.
Sinh viên khi theo học tại UEF sẽ được học tập với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp lý và học tập trong môi trường song ngữ nổi trội, các bạn còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giao lưu, cũng như học kì chuyển tiếp quốc tế. Không những vậy, Nhà trường luôn tạo điều kiện học thực tế từ năm thứ 2 cũng như thường xuyên bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết. Đây chính là những lợi thế vượt trội giúp các bạn là sinh viên của UEF sau khi tốt nghiệp có thể tự tin “ghi điểm” với các đơn vị tuyển dụng.