Hệ PAL và NTSC là gì?

interlaced scan 021

Hệ PAL và NTSC tuy rất quen thuộc với các quay phim, bởi họ thường xuyên nhìn thấy thông số này khi chuẩn bị cài đặt máy quay cho một chương trình (sự kiện), mặc dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ về PAL/NTSC, do phần lớn chúng ta dù làm nghề quay phim nhưng thường không để ý đến những kỹ thuật trong hình ảnh video. Và chúng ta thường cài đặt máy quay theo thói quen, hoặc được những người đi trước truyền đạt kinh nghiệm rồi làm theo. Vậy hệ PAL và NTSC là gì?

Tôi có nhiều kỉ niệm về việc chọn hệ PAL/NTSC từ những năm 2002-2005, đi học trong trường cũng không có dạy kỹ về vấn đề này, khi đó được giao làm phim tài liệu cho Báo Người Lao Động, đó là show lớn đầu tiên được làm đạo diễn. Lúc setting máy quay, anh quay phim hỏi “quay hệ nào? PAL hay NTSC” thì cũng nhanh nhảu trả lời “PAL đi anh!” bởi vì trước đó đi theo các đoàn phim thì nghe người ta nói vậy, chứ trong lòng thì không hiểu PAL và NTSC là gì và ở Việt Nam thì chọn hệ nào mới đúng. Sau này đi quay nhiều chương trình, đặc biệt là những chương trình có nhiều máy quay và mỗi ông quay phim thì cài đặt một chuẩn khác nhau, trong khi kinh nghiệm của mình thì không nhiều để quản lý, nên lúc làm hậu kỳ là chỉ có khóc lóc với phòng dựng phim để được “cứu vớt”.

Hệ PAL và NTSC là gì? PAL hay NTSC có trước?

PAL và NTSC là thuật ngữ được dùng chủ yếu trong hệ thống truyền hình analog, trong đó hệ NTSC ra đời trước (đây là tên viết tắt của cụm từ National Television System Committee nghĩa là ủy ban quốc gia về các hệ thống truyền hình). NTSC được phát triển từ năm 1941 và sau đó được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia thuộc Châu Mỹ (nhưng ngoại trừ Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay)… và các quốc gia Châu Á như Burma, South Korea, Taiwan, Japan, Philippines… Theo tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình/giây, trong đó mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.

.

” title=”Hệ PAL và NTSC là gì? Nên chọn hệ nào khi quay phim? | vov.edu.vn”>11

Còn hệ PAL là viết tắt của cụm từ Phase Alternative Line nghĩa là đảo pha theo từng dòng một, do giáo sư tiến sĩ người Đức, Walter Bruch phát triển năm 1962 và được phát sóng lần đầu trên kênh truyền hình CCIR của Tây Đức vào năm 1966. Hệ PAL ra đời nhằm mục đích cải thiện các nhược điểm về hình ảnh của NTSC và phù hợp hơn đối với các hệ thống lưới điện quốc gia sử dụng tần số 50hz. Về sau, hệ PAL gần như thống trị Thế Giới khi được sử dụng tại Châu Âu, Châu Mỹ (Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay…) và rất nhiều quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam, Laos, Thailand, Brunei… Theo tiêu chuẩn PAL có 25 khung hình/giây, trong đó mỗi khung hình được tạo bởi 625 dòng quét đơn.

Chúng ta có được quyền cài đặt PAL/NTSC theo ý thích?

Chúng ta không nên cài đặt hệ PAL/NTSC theo ý thích, bởi việc này phụ thuộc vào hệ thống lưới điện của từng quốc gia chứ không phải phụ thuộc vào thiết bị. Có hai nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp như sau:

01. Hệ thống truyền hình hoặc các hệ thống phát video phần lớn sử dụng công nghệ Interlace Scan (còn gọi là công nghệ quét dòng xen kẽ). Theo đó, hình ảnh nếu muốn hiển thị trên màn hình thì phải được tạo bởi rất nhiều dòng quét (lines) theo chiều từ trên xuống dưới, cụ thể NTSC có 525 lines và PAL có 625 lines. Người ta chia thành hai loại dòng quét, gồm có dòng quét lẻ (ví dụ 1,3,5…) và dòng quét chẵn (ví dụ 2,4,6…). Dòng quét lẻ (còn gọi là odd lines) xuất hiện trước, sau đó mới đến dòng quét chẵn (còn gọi là even lines), vì quá trình quét hai dòng này diễn ra rất nhanh nên mắt thường không phân biệt được, nên nhìn nhận đó là một hình ảnh hoàn chỉnh – và chúng ta thường gọi là số khung hình/giây (hay ký hiệu fps trong Tiếng Anh nghĩa là frames per second). Ngoài công nghệ Interlace Scan, ngày nay người ta còn áp dụng công nghệ Progressive Scan hay còn gọi là công nghệ quét dòng liên tục, mà khi có điều kiện ở một bài viết khác tôi sẽ trình bày sau.

02. Về kỹ thuật xử lý thông tin hình ảnh: hình ảnh nếu muốn được truyền đi thì phải phụ thuộc vào tần số dao động của dòng điện năng (Hz). Cụ thể, chuẩn NTSC phù hợp với hệ thống lưới điện 110v – có tần số 60hz, có nghĩa là tín hiệu được xử lý và truyền đi với 60 dải trong mỗi giây, tương đương với 30 frames/s. Còn PAL phù hợp với hệ thống lưới điện 220v – có tần số 50hz, có nghĩa là tín hiệu được xử lý và truyền đi với 50 dải trong mỗi giây, tương đương với 25 frames/s.

*** Hertz hay đọc là héc, kí hiệu Hz, được xem đơn vị đo tần số trong hệ SI, tên này lấy tên theo nhà vật lí người Đức, Heinrich Rudolf Hertz. Theo đó, đơn vị đo lường Hertz sẽ cho chúng ta biết số lần dao động thực hiện được trong 1 giây.

.

” title=”Hệ PAL và NTSC là gì? Nên chọn hệ nào khi quay phim? | vov.edu.vn”>interlaced scan 021

So sánh chất lượng hình ảnh giữa PAL và NTSC:

Hệ PAL cho ra hình ảnh sắc nét hơn hệ NTSC: nguyên nhân là một frame hình ảnh của hệ PAL hơn một frame hình ảnh của hệ NTSC 100 dòng quét (625 lines so với 525 lines).

Hệ NTSC cho ra hình ảnh mượt mà hơn hệ PAL: nguyên nhân là trong một giây PAL chỉ có 25 frames, còn NTSC là 30 frames.

Ngoài ra, kích cỡ hình ảnh của hệ thống truyền hình analog khi được số hóa lớn nhất đối với NTSC là 720×480 pixels và đối với PAL là 720×576 pixels. Vì vậy nếu bạn lỡ quay hình với chuẩn NTSC sau đó muốn chuyển sang PAL thì hình ảnh sẽ bị mờ, do kích thước khung hình được phóng lớn hơn bản gốc gây kém chất lượng. Còn nếu bạn chuyển từ PAL sang NTSC thì hình ảnh sẽ bị giật do kém về số lượng khung hình/giây. Tuy nhiên hiện nay hệ thống truyền hình analog (ghi hình bằng các loại băng từ) đang ngày càng lỗi thời và mọi người dần chuyển sang công nghệ hình ảnh kỹ thuật số (ghi hình bằng thẻ nhớ) nên độ phân giải không còn là vấn đề mà bạn phải bận tâm.

Vì vậy, tùy theo khách hàng của bạn là người sinh sống tại nước nào thì bạn nên cài đặt chế độ quay phim, dựng phim và xuất DVD hợp lý nếu họ có nhu cầu xem phim bằng Tivi, còn nếu chỉ upload và xem trên internet thì không cần quan tâm.

 

Trả lời