Sự khác nhau giữa tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam

tet-trung-thu-trung-quoc

Sự khác nhau giữa tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam là gì? Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà cái tết này diễn ra nhiều nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc…với nhiều nghi lễ khác biệt nhau.

Contents

Nguồn gốc tết trung thu

Tương truyền, tết trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam. Chuyện kể rằng, từ thời vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đi dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Ngày rằm trăng tròn vành vạnh, sáng trong, tiết trời mát mẻ. Đang thưởng thức cảnh đẹp bất ngờ nhà vua gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ đã hóa phép đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh còn đẹp hơn cả trần thế, nhà vùa vui chơi hưởng lạc cùng các nàng tiên xinh đẹp múa hát đến lúc quên cả về. Sau khi trở lại dân gian thì vua vẫn còn luyến tiếc.

tết trung thu trung quốc không khí

Không khí tết trung thu tại Trung Quốc

Sau đó, để nhớ đến ngày được lên cung trăng, nhà vua lệnh cho ra đời Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 hàng năm khắp mọi nơi lại tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm.

tết trung thu trung quốc nguồn gốc

Tết trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc

Bất đầu từ đây thì tết trung thu hay tết nguyên tiêu ra đời và được tổ chức hàng ngày vào ngày 15.8 (Âm lịch). Trong tiếng Trung, “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, “Tiêu” có nghĩa là mặt trăng, “tết Nguyên Tiêu” nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Trung thu Trung Quốc và Việt Nam đều là lễ hội lớn và có tổ chức rước đèn trong đêm rằm.

Ý nghĩa tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam

Ngày hội tết trung thu Trung Quốc

Dù bất cứ truyền thuyết nào đi chăng nữa thì ở Trung Quốc từ “trung thu” được xuất hiện lần đầu tiên trong nghi thức của người Chu tức Chu Nguyên Chương (1328-1398). Trong những ngày lễ hội các gia đình sẽ bày tiệc ngắm trăng, trẻ em được tham gia chơi nhiều trò chơi như rước đèn cá chép, đèn kéo quân, múa lân, người lớn coi đêm Rằm tháng Tám là đêm của thơ ca, hẹn hò đôi lứa.

Tết trung thu Trung Quốc vào đêm rằm có nhiều hoạt động sôi nổi như:

Ngắm trăng rằm tháng 8

Người Trung Quốc cổ đại luôn tin rằng, có một sự liên kết mật thiết giữa Mặt trăng và nước. Vốn từ trong một truyền thuyết của người Choang ở Trung Quốc, Mặt trăng và Mặt trời được xem là cặp vợ chồng và các ngôi sao là con cái. Người ta liên tưởng rằng, lúc trăng tròn nhất là lúc mặt trăng đang mang thai, sau khi sinh con xong, Mặt trăng sẽ bị khuyết đi và có hình lưỡi liềm. Và điều đặc biệt từ câu chuyện này mà khiến người Choang tin rằng, phụ nữ có vị trí hết sức quan trọng và phải được tôn vinh vào ngày Rằm tháng 8 – khi Mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm.

Vào đêm rằm mọi người thường đi ngắm trăng bởi trong năm ngày rằm tháng 8 trăng tròn vành vạnh, sáng và đẹp nhất.

tết trung thu trung quốc hoạt động sôi nổi

Ngày rằm tháng 8 diễn ra trên cả nước với nhiều hoạt động sôi nổi

Ăn bánh trung thu

Người dân Trung Quốc có tục lệ ăn bánh trung thu. Ban đầu những chiếc bánh tạo ra để làm vật cúng tế thần mặt trăng, sau này chúng trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày tết này. Bánh để ăn, biếu người thân trong gia đình, đãi khách….Cũng chính vì thể mà tết trung thu còn gọi tên khác nữa là “tết đoàn viên”.

tết trung thu trung quốc ăn bánh trung thu

Đêm rằm tháng 8, người dân Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu

Lễ tế trăng

Đêm rằm những cô nàng thiếu nữ sẽ có lễ cúng trăng với mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết như Hằng Nga, trắng sáng lung linh vĩnh cửu tựa như mặt trăng tròn.

Thả đèn dưới sông

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa mà được mọi người mong chờ đặc biệt là thiếu nữ với em nhỏ. Những chiếc đèn hoa đăng lung linh được thả trôi ra ngoài sông được làm từ giấy dầu thiết kế hình hoa sen hay chiếc thuyền…thắp nến ở giữa. Chiếc thuyền trôi ra xa mang theo bao ước nguyện tâm linh, ai cũng mong muốn chiếc đèn của mình bay xa để những điều ước trở thành hiện thực.

tết trung thu trung quốc thẻ đèn dưới sống

Thả đèn dưới sông – hoạt động ý nghĩa trong ngày tết nguyên tiêu. Nguồn: China Photos/Getty Images

Những trò chơi khác

Vào lễ tết trung trung thu mọi người còn đi rước đèn, giải câu đố vô cùng thú vị, không khí nô nước, náo nhiệt từ người gia cho tới em nhỏ.

Nếu cảm thấy đất nước này hấp dẫn, thú bị và được hòa mình vào lễ hôi Tết Trung thu Trung Quốc, các bạn có thể tham khảo các tour du lịch Trung Quốc tại đây!

Ngày hội tết trung thu Việt Nam

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ Trung Quốc sau được du nhập vào Việt Nam, không những vậy văn hóa nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc vì thế rằm trung thu khá giống nhau, diễn ra vào ngày 15.8 (Âm Lịch) không khí vui tươi, náo nhiệt trên khắp cả nước.

tết trung thu trung quốc bánh trung thu việt nam

Tục lễ làm bánh và biếu bánh trung thu ở Việt Nam

Theo truyền thuyết kể lại rằng, tết trung thu có từ thời nhà Lý, ban đầu chỉ tổ chức ở kinh thành Thăng Long với hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Người Việt tâm niệm cứ đến ngày này là lúc những người nông dân tạ ơn Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu.

Các hoạt động diễn ra

Khi tết trung thu đến mọi người sẽ làm bánh, biếu người thân những hộp bánh ngon, trẻ em được tổ chức những trò chơi vui rước đèn, bày cỗ, phá cỗ…dưới ánh trăng sáng trong. Người lớn thi nhau bày những mâm cỗ đẹp nhất bày tỏ lòng thành kính dâng lên trời đất.

Lễ rước đèn là hoạt động được yêu thích nhất. Trẻ em sẽ cầm trên tay những chiếc đèn lồng xinh xắn làm từ tre và giấy gió hay bọc vải lụa cùng với những họa tiết như hoa đào, hoa mai, công phượng… dưới thời nhà Lý. Đèn lồng là sự biểu hiện của ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình ấm áp, quây quần bên nhau.

tết trung thu trung quốc việt nam trẻ em

Trẻ em rước đèn cùng nhiều hoạt động dưới trăng

Tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam khá giống nhau nhưng mỗi nơi đều có giá trị khác nhau phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, hướng tới những điều tốt đẹp. Bài viết phần nào giúp mọi người có cái nhìn cơ bản về sự khác nhau giữa tết trung thu ở Trung Quốc và ở Việt Nam.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc từ góc nhìn lịch sử.

Trả lời