So sánh hiến pháp 1992 và 2013

hien phap 1992

Contents

So sánh hiến pháp 1992 và 2013

Hiến pháp 1992 là bản hiến pháp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua vào ngày 15/4/1992.

Hiến pháp 1992
Hiến pháp 1992

Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp mới nhất đang có hiệu lực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 28/11/2013.

hien-phap-2013
Hiến pháp 2013

Giới thiệu sơ lược

Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 Chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều. Trong đó có sự sắp xếp các chương, như Chương 11 về Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Thủ đô, Ngày Quốc khánh được ghép vào chương 1. Về chế độ chính trị ở Chương 5 trong Hiến pháp hiện hành, về Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân được đưa lên vị trí Chương 2 với tên gọi mới là: Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân; có 1 chương hoàn toàn mới là Chương 10: Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủtiến bộ của Nhà nước và chế độ Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy Nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp đã thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Hiến pháp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

Hiến pháp 1992Hiến pháp  2013
Lời nói đầu– Lời nói đầu tương đối dài.– Lời nói đầu tương đối dài.
Chế độ chính trị– Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.– Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.– Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.– Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

– Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát.

Kết cấuHiến pháp 1992 bao gồm 12 chương và 147 điềuHiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều
Quyền con ngườiQuyền công dân– Vị trí chương 5.– Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của Hiến pháp 1946.– Vị trí chương 2.– Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa …
Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – ANQP– Có chương riêng.– Có 6 thành phần kinh tế.– Có chương riêng.– Nhiều thành phần kinh tế.
Tổ chức Bộ máy Nhà nước ở Trung ương– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– Chủ tịch nước là cá nhân quyền hạn không lớn.

– Là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước.

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, trong trường hợp kéo dài không quá 12 tháng. Nhiệm vụ quyền hạn gần giống Hiến pháp 1992.– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– Chủ tịch nước là cá nhân. Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên. Điều 90 , Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013.

– Cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan hành pháp.

Xem thêm: Những điểm mới về chủ tịch nước theo hiến pháp 2013 so với 1992
Tổ chức Bộ máy Nhà nước ở địa phương– Không phân biệt– Phân biệt giữa cấp cơ quan địa phương hoàn chỉnh và cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh. Điều 110, Điều 111 Hiến pháp 2013.– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.
Toàn án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.– Bỏ chức năng kiểm sát chung.

– Thẩm phán bổ nhiệm.

– Hướng tới tổ chức theo cấp xét xử.– Bỏ chức năng kiểm sát chung.

– Thẩm phán bổ nhiệm.

Do thời gian không cho phép tôi tạm dừng bài viết ở đây, còn số số tiêu chí khác tôi xin trình bày ở lần cập nhật sau!

 

Trong thời buổi hiện nay, Hiến pháp tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Để lại một bình luận