Núi già và núi trẻ khác nhau đó là:
– Thời gian hình thành: Núi già được hình thành hàng trăm triệu năm, núi trẻ mới được hình thành vài chục triệu năm.
– Núi trẻ hiện còn tiếp tục được nâng cao, núi già có xu hướng hạ thấp.
– Hình dạng, đỉnh, sườn và thung lũng:
+ Núi già thường có đỉnh bằng, sườn thoải, thung lũng rộng.
+ Núi trẻ thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
1. Núi và độ cao của núi – núi già và núi trẻ.
– Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
– Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
– Phân loại núi:
+ Núi thấp: Dưới 1000m
+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m
+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.
– Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.
+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.
+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.
2. Núi già, núi trẻ.
3. Địa hình cacxtơ và các hang động.
– Địa hình cacxtơ:
+ Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
+ Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
+ Hình thành do nước thấm xuống kẽ khe khoét mòn đá tạo thành các hang động dài và lớn.
– Hang động:
+ Là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch.
+ Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…