Kiến trúc cổ đại phương tây luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm, tò mò của rất nhiều người. Trong đó, kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại được đánh giá là 2 “tường thành” trong giới kiến trúc.
Contents
Kiến trúc La Mã cổ đại
Trước khi tìm hiểu về kiến trúc La Mã cổ đại, chúng ta cần tìm hiểu một chút về các mốc thời gian cổ xưa:
Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8 Trước Công Nguyên, bán đảo Italia được chia thành 3 vùng gồm: vùng phía nam thuộc dân gốc người Hy Lạp, khu vực giữa thuộc người La tinh và phía Tây Bắc thuộc dân tộc Etruscan. Đến giữa thế kỷ thứ 8, liên minh giữa các quốc gia được ra đời, mà đứng đầu là quốc gia thành bang dân tộc Etruscan, lấy thủ đô là Roma, tạo tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc La Mã cổ đại.
Với những lợi thế như sở hữu sự giàu có, mật độ dân số cao so với các khu vực khác trong thời kì đó, người La Mã cổ đại đã khám phá và xây dựng, hình thành nên các giải pháp xây dựng mới (kiến trúc) nhằm đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt, người La Mã cổ đại sử dụng khung vòm, các mái vòm kết hợp với các vật liệu xây dựng khác nhau, đem lại những thành tựu kiến trúc vang danh cho đến tận hiện nay.
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Không như kiến trúc La Mã, nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại được ra đời và hình thành trên vùng đất đai có diện tích rộng lớn. Trải dài từ miền nam bán đảo Balkans, khu vực Tiểu Á, Sicilia, Tây Ban Nha, Pháp, Ai Cập,…
Nguồn gốc của kiến trúc Hy Lạp cổ đại là bắt nguồn từ nhu cầu của người dân khu vực. Lúc đó, họ thường xuyên tổ chức các lễ hội, bình luận văn chương, thi đấu thể dục thể thao,…thậm chí là thực hiện các hoạt động họp chợ, trao đổi, mua bán. Vì thế, họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc để đáp ứng được nhu cầu bản thân.
Những quần thể kiến trúc cổ đại phổ biến nhất bao gồm: quảng trường công cộng (agoda), các quần thể kiến trúc với nhiều đền đài xây dựng trên những khu đồi cao,…Khi mới xuất hiện, agora thường sở hữu hình dạng bất quy tắc, nhưng từ thời điểm cuối thế kỷ 4 Trước Công Nguyên trở đi, agora đã có kiến trúc nhất quán hơn, đồng thời các công trình còn các hàng cột thức hai tầng bao vây.
Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, họ còn xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời với thềm dốc ở các khu vực chân núi như acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum.
Sự khác biệt giữa kiến trúc La Mã và kiến trúc Hy lạp cổ đại
Kiến trúc La Mã cổ đại ra đời sau Hy Lạp, nên nhiều người không dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa 2 nền kiến trúc này. Vì nền văn minh La Mã được xây dựng và phát triển dựa trên tiền đề của Hy Lạp cổ đại, khiến 2 nền kiến trúc cổ đại này có nhiều phần tương tự nhau.
Tuy nhiên, bất kỳ nền kiến trúc nào cũng có những đặc trưng riêng biệt thể hiện được phong cách, Hy Lạp cũng vậy, mà La Mã cũng thế. Chúng ta có thể so sánh kiến trúc La Mã và Hy Lạp dựa trên những yếu tố:
Sự khác biệt của thức cột: nhắc đến kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ điển, chúng ta không thể không nhắc tới thức cột – kiến trúc cột trụ trong cấu tạo kiến trúc. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng thức cột như một cách tìm đến những vẻ đẹp lý tưởng, biểu trưng cho sự tinh tế, khỏe mạnh của các công trình xây dựng. Họ chủ yếu sử dụng 3 loại cột thức Hy Lạp bao gồm: cột Doric, cột Lonic và cột Corinth. Mỗi loại cột đều sở hữu kiến trúc đặc trưng khác nhau, thể hiện được tầm quan trọng của công trình.
Trong khi đó, kiến trúc La Mã cổ đại đã xây dựng và phát triển thêm 2 loại cột thức mới là cột Tuscan (“hậu thế” của cột Doric với thiết kế đơn giản hơn) và cột Composte (loại cột với các hoạt tiết tổng hợp nhiều hoa văn hơn cột Corinthian.
Quy mô kiến trúc xây dựng: kiến trúc La Mã cổ đại nổi bật với các công trình to lớn, đồ sộ, tạo cảm giác mạnh mẽ về quyền lực và mang tính bền vững lâu dài. Trong khi đó, các tòa nhà công tình kiến trúc Hy Lạp cổ đại lại thể hiện sự hài hòa giữa hình thức và cấu trúc, giữa kiến trúc và trang trí. Như vậy, mặc dù được thừa hưởng các nét của kiến trúc Hy lạp cổ đại, song La Mã lại có phần mạnh mẽ, khỏe khoắn và thực tế hơn, phù hợp với người dân La Mã cổ đại hơn.
So sánh kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại dựa trên tổ hợp không gian: xét về yếu tố tổ hợp không gian, các công trình kiến trúc La Mã cổ đại có phần “nhỉnh” hơn với độ phức tạp cao hơn, công năng lớn hơn để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng hơn. Không chỉ vậy, kết cấu của các công trình La Mã cổ đại cũng sở hữu nhiều tiến bộ kỹ thuật hơn hẳn, mang lại những kết cấu không gian lớn hơn so với kiến trúc Hy Lạp cổ đại.