Khác biệt hay dị biệt?

tải xuống 13

Thống nhất và điển hình

Hoàn thiện các chi tiết của một ngôi nhà luôn cần đến sự thống nhất để đảm bảo tính thông suốt của trường khí thống nhất, thể hiện qua rất nhiều mặt: từ hình dáng, chất liệu, màu sắc bề mặt… Ta có thể thấy trong các ngôi nhà truyền thống luôn thấy tính nhất quán trong xử lý chi tiết chứ không gặp phải tình trạng các chi tiết bị ghép nối tuỳ tiện, lai tạp.

Việc “trang điểm” chi tiết đòi hỏi gia chủ và người thiết kế có quan niệm đúng ngay từ đầu, tránh tình trạng công trình làm xong phần thô, phần khung xương rồi mới bắt đầu đi tìm chi tiết về gán ghép vào. Chi tiết hài hoà, hợp lý là chi tiết thể hiện đặc trưng của công trình chứ không phải là chi tiết đắt tiền, lạ mắt hay rườm rà.

Chi tiết bình phong bằng nhôm theo kiểu dáng và cách chế tác hiện đại đáp ứng tốt tính thẩm mỹ và độ bền vững.

Thống nhất hoá về chi tiết còn giúp gia chủ giảm lãng phí trong xây dựng. Ví dụ: chủng loại gạch không phức tạp, màu sơn đồng nhất sẽ giúp cho việc hoàn thiện được nhanh chóng, đúng tiến độ thi công. Ví dụ như chi tiết cửa phải thống nhất về kích thước và tỷ lệ, các chi tiết khung sắt phải thống nhất chủng loại và hoa văn, cầu thang phải thống nhất về chiều cao, chiều rộng bậc, lan can.

Chú ý chi tiết và tổng thể

Một số công trình được nhớ tới nhờ vào hình khối tổng thể độc đáo, nhưng cũng khá nhiều nhà được trầm trồ khen ngợi bởi có chi tiết lạ mắt, cầu kỳ. Về cơ bản thì công trình vẫn là một cấu trúc xây dựng đáp ứng công năng cụ thể chứ không phải thuần tuý là khối dáng điêu khắc, do đó tiêu chí thiết kế, xây dựng “đi từ tổng thể đến chi tiết” quan trọng và đúng đắn hơn là làm ngược lại.

Một số ý kiến cho rằng các nhà thiết kế trẻ theo lối hiện đại hay cố công tìm tòi về hình khối, thích “ngọ nguậy” đường nét, màu sắc, chất liệu… trong khi nhiều gia chủ chỉ cần “nhà có đủ phòng ốc, có mái ngói, có cột và gờ chỉ” là xong!

Cả hai quan điểm này đều chưa hướng đến thực chất của việc xây nhà, bởi ngôi nhà nào đảm bảo được phần tổng thể chắc chắn và hợp lý sẽ rất dễ thay đổi, biến tấu trong xử lý chi tiết, tương tự như người mẫu có “body chuẩn, mặt đẹp” thì trang điểm, phục sức, phụ kiện kiểu gì cũng dễ hơn. Quá coi trọng hình thức, hay ngược lại, quá sơ sài về hình thức cũng đều không thể có được một kiến trúc đáp ứng đầy đủ công năng cũng như thẩm mỹ.

Chi tiết trang trí cầu thang, tiểu cảnh làm điểm nhấn cho toàn nhà và nối kết các không gian ở trục giao thông.

Một số vấn đề sau đây khi xử lý chi tiết hoàn thiện trong nhà ở nên quan tâm đến:

– Chi tiết không che lấp ý đồ tổng thể, chi tiết giúp nổi bật hình khối, đồng thời đóng góp vào công năng khác như che mưa nắng, bảo vệ, giấu hệ thống kỹ thuật cho công trình (như ôvăng, mái hiên che mưa tạt gió hắt, có tác dụng như mũ lưỡi trai). Nên hạn chế làm các chi tiết chỉ thuần tuý mang tính trang trí mà thiếu công năng.

– Sử dụng vật liệu trang trí bên ngoài đơn giản, hiệu quả và giảm công sức, chi phí bảo trì đang là xu thế chung trong thời kinh tế suy thoái và kiến trúc nhà ở mang tính hướng nội nhiều hơn. Tuy vậy, không nên dùng các vật liệu tạm bợ hoặc không hợp với khí hậu và tính chất của khu vực.

Chi tiết trang trí cầu thang, tiểu cảnh làm điểm nhấn cho toàn nhà và nối kết các không gian ở trục giao thông.

Nên xem xét kỹ độ bền của chi tiết theo thời gian, cả về kỹ thuật và mỹ thuật, tức là các chi tiết trang trí, chi tiết cấu kiện như cửa, cầu thang… phải ít bị lạc hậu. Một số gia chủ không đủ kiên nhẫn hoặc sự táo bạo để chờ đợi nhà thiết kế sáng tạo chi tiết mới, mà họ dựa hoàn toàn vào hệ thống chi tiết đã từng được làm ở kiến trúc cổ điển. Điều này nếu nhìn nhận dưới góc độ xã hội có thể thấy rằng gia chủ đặt nhiều niềm tin vào “độ bền thời gian” của các chi tiết cổ điển.

Còn dưới góc độ chuyên môn, nếu được giao một công trình cải tạo, phục chế hay thiết kế nội thất theo trường phái cổ điển, chắc chắn nhà thiết kế phải đảm bảo độ chính xác, tỷ lệ và tính hoàn thiện của chi tiết. Những cố gắng pha chế, cải biên chi tiết nếu không vững nghề sẽ gây ra lai tạp, sai lệch chi tiết…

 

Để lại một bình luận