Sự khác biệt giữa hiệp định Gatt và WTO

gatt

WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với thành viên lên tới hàng trăm quốc gia. Nhưng ít ai biết rằng, WTO được thành lập dựa trên hiệp định Gatt. Vậy thì hiệp định Gatt là gì và sự khác biệt của Gatt với WTO là gì, tất cả thông tin mà bạn cần sẽ có trong bài viết ngay sau đây. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé.

Contents

Hiệp định Gatt là gì ? Bạn biết gì về Gatt

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều phát triển, các quốc gia trên thế giới muốn thông thương với nhau vì những sản phẩm chủ lực của từng quốc gia và nhu cầu phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, sự trao đổi này cần có sự thống nhất về giá cả để không có chuyện chênh lệch giữa các quốc gia khác nhau trong giao dịch thương mại. Một hiệp định ra đời nhằm giải quyết được các vấn đề trên, hiệp định đó là hiệp định Gatt. Hay còn được gọi là hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan.

Gatt (viết tắt của General Agreement on Tariffs and Trade), là tổ chức được thành lập với 53 quốc gia thành viên vào năm 1947. Tổ chức này được thành lập với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế về sự tự do của hàng hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên. Hiệp định Gatt chủ yếu bàn về việc cắt giảm các loại thuế quan giữa hàng hóa các quốc gia thành viên và xóa bỏ đi các hình thức cản trở thương mại phi thuế quan.

Hiện nay tổ chức Gatt đã thực hiện 10 vòng để đàm phán về việc cắt giảm thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Nổi tiếng nhất là vòng đàm phán Kenedy năm 1962 đến 1967 nhằm cắt giảm thuế quan trung bình đi 35%. Và vòng đàm phán Uruguay năm 1986 xuất hiện một tuyên bố chung cấp của các bộ trưởng yêu cầu cắt giảm thuế quan sâu hơn nữa. Tuy vậy thì yêu cầu này không nhận được sự ủng hộ của các quốc gia khác cũng như những người đứng đầu chính phủ.

Mặc dù hiệp định Gatt có ý định tốt là xóa bỏ rào chắn thuế quan thương mại giữa các quốc gia. Tuy nhiên sự suy thoái kinh tế vào năm 1973 đã khiến cho hiệp định Gatt trở nên mất dần ý nghĩa của nó do sự xuất hiện của chế độ bảo hộ mậu dịch. Chế độ này không bảo hộ bằng thuế quan như Gatt mà đánh vào các loại giấy phép cho phép xuất nhập khẩu, trợ cấp, sản xuất,… Do vậy mà việc kiểm soát so với hiệp định Gatt là vô cùng khó khăn.

Sự khác biệt giữa hiệp định Gatt và WTO

Với việc xuất hiện của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, hiệp định Gatt không thể tồn tại lâu được nữa vì không còn tác dụng. Tại vòng đàm phán thứ 8 của tổ chức Gatt diễn ra tại Uruguay, các quốc gia thành viên đã thống nhất lập nên một tổ chức mới có tên là WTO (World Trade Organization) thay thế hoàn toàn tổ chức Gatt đã lỗi thời.

Sự khác biệt giữa hiệp định Gatt và tổ chức WTO bao gồm những điểm sau:

  • Hiệp định Gatt ban đầu chỉ có tính tạm thời cho đến khi các nước tìm được tiếng nói chung và thỏa thuận hoàn tất về thuế quan thương mại các quốc gia. Còn đối với WTO thì các hiệp định của tổ chức có tính chất áp dụng lâu dài và có tính cam kết cao.
  • Các nước ký kết hiệp định Gatt chỉ mang tính chất “tham gia ký kết” chứ không chung chạ với nhau cái gì cả. Trong khi WTO là tổ chức hoàn chỉnh, các quốc gia là thành viên có nghĩa vụ chấp hành quy định của tổ chức.
  • Hiệp định Gatt chỉ giải quyết được vấn đề bề nổi, tức là thuế quan thương mại giữa các hàng hóa với nhau. Còn WTO giải quyết được vấn đề một cách sâu sắc hơn, giải quyết cạnh tranh, vấn đề sở hữu trí tuệ, thuế quan dịch vụ,….
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhanh hơn và tự động hơn rất nhiều so với cơ chế cũ của Gatt. Nhờ vậy mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của quốc gia tranh chấp.
  • Các nước tham gia tranh chấp đều phải tuân thủ tuyệt đối luật của WTO và quy định của nó. Nếu quốc gia nào muốn ngăn cản quyết định của một quốc gia khác thì phải có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên khác. Đây là điểm tiến bộ hơn rất nhiều so với Gatt trước đây.

Nguyên tắc hoạt động của hiệp định Gatt

Hiệp định Gatt cũng bao gồm một số nguyên tắc hoạt động để giúp các quốc gia tham gia hiệp định tìm được tiếng nói chung và tuân theo thỏa thuận. Các nguyên tắc hoạt động của hiệp định Gatt bao gồm:

  • Không được phép có tính phân biệt đối xử với hàng hóa của các quốc gia khác nhau. Các loại hàng hóa của các quốc gia đều có sự đối xử tương đương nhau.
  • Tuân thủ sự bảo hộ thông qua thuế quan, mỗi một quốc gia tham gia hiệp định Gatt chỉ được phép bảo hộ cho ngành công nghiệp của quốc gia đó thông qua sự áp dụng về thuế quan. Không được phép đưa ra các hạn chế và định lượng áp dụng khác kèm theo.
  • Các quốc gia phải có tính minh bạch khi tham gia ký kết hiệp định Gatt. Hiệp định cũng được công bố rõ ràng cho các quốc gia.
  • Một số quốc gia đặc biệt được phép miễn trừ một số điều khoản của hiệp định Gatt trong trường hợp đặc biệt đã được quy định và được sự đồng ý của các quốc gia khác. Điều này nhằm mục đích tránh sự phân biệt đối xử về hàng hóa thương mại nhằm vào quốc gia đó.

WTO chính thức kế thừa Gatt và được thành lập có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Việt Nam của chúng ta chính thức tham gia vào WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã được số quốc gia tham gia WTO lên con số 150 vào thời điểm đó.

Như vậy hiệp định Gatt ra đời đã giải quyết được nhiều sự tranh chấp và các vấn đề liên quan tới trao đổi thương mại hàng hóa. Mặc dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết nhưng nó cũng góp phần tiến tới sự hình thành của tổ chức thương mại quốc tế, WTO ngày nay. Việt Nam của chúng ta là một thành viên của WTO, điều này vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia.

 

Để lại một bình luận