MP4 mới hơn và tốt hơn MP3 ư? Ồ, không phải vậy đâu nhé.
Sự khác biệt đầu tiên là con số, nó thường chỉ đến cái này nhiều hơn hay ít hơn cái kia nhưng không phải lúc nào điều đó cũng đúng. Chúng có cách sử dụng, lịch sử và ưu điểm riêng của mình. Vì vậy, cho phép tôi khẳng định lại một lần nữa MP3 và MP4 không phải hai phiên bản của cùng một sản phẩm.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích khác biệt của MP3 và MP4 mà mọi người cần biết. Đồng thời, sau khi đọc xong độc giả sẽ biết chính xác đâu là loại file mình cần.
Contents
MPEG
Trước khi đi vào sự khác biệt, các bạn nên biết nguồn gốc của hai loại file này.
MP3 viết tắt từ MPEG-1 Audio Layer 3. Đầu những năm 90, nó được xem như một trong hai định dạng audio chuẩn của MPEG. Hãng điện tử Philips, Viện nghiên cứu CCETT Pháp, và Viện thông tin truyền thông Đức có thể sao lưu định dạng nhờ vào sự đơn giản, ít lỗi và tính hiệu quả của nó.
File MP3 được quyết định đưa ra trình làng năm 1991 và được sử dụng ở các nước cộng hòa năm 1993.
Còn MP4 viết tắt của MPEG-4 Part 14. Công nghệ này dựa trên định dạng của Apple’s QuickTime MOV, nhưng bổ sung thêm những tính năng đa dạng khác của MPEG. Loại file này lần đầu được phát hành năm 2001 nhưng đến năm 2003 được phát hành lại và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Chỉ Audio và Đa phương tiện số
Khác biệt chính giữa MP3 và MP4 là dạng dữ liệu chúng lưu trữ.
MP3 chỉ có thể sử dụng cho audio, ngược lại MP4 có thể lưu trữ audio, ảnh, văn bản thậm chí là cả video. Trong thuật ngữ công nghệ, MP3 là định dạng “sao lưu audio” trong khi MP4 là định dạng “lưu trữ đa phương tiện”.
MP3: Ông hoàng của audio
Bởi file MP3 sao lưu rất tốt audio, chúng trở thành tiêu chuẩn áp dụng cho các phần mềm âm nhạc, máy nghe nhạc, và trang web âm nhạc.
Cho dù bạn sở hữu hệ điều hành hay thiết bị gì đi chăng nữa thì hãy tin rằng bạn không cần làm gì, nó vẫn sẽ làm đúng chức năng của mình.
Lý do chính khiến MP3 được sử dụng rộng rãi là nhờ vào cách hoạt động của nó. Nó sẽ loại bỏ tất cả dữ liệu có chứa các âm thanh mà một người bình thương không thể nghe thấy được, sau đó nén những dữ liệu còn lại một cách tối đa.
MP3 cho phép người dùng cân đối giữa chất lượng audio và kích cỡ file. Nếu bạn là một audiophile, bạn có thể điều chỉnh kích cỡ file lớn phù hợp tốc độ bit cao hơn và chất lượng audio tốt hơn. Mặt khác, nếu bạn muốn nén nhiều bài hát vào thiết bị cầm tay thì có thể giảm trữ lượng file và chất lượng audio tương ứng.
Hơn nữa, file MP3 thường nhỏ hơn file MP4, nếu máy nghe nhạc hoặc smartphone bị đầy, bạn nên chuyển các bản audio từ MP4 sang MP3.
MP4: Đa dạng và Linh hoạt hơn
File MP4 giống như những chiếc container – thay vì lưu trữ mã hóa của file thì chúng lại lưu trữ dữ liệu. Như vậy, chúng ta không thể xử lý mã hóa của file MP4 bằng cách thông thường. Để xử lý mã hóa và nén, chúng sẽ phải chuyển tới những mã hóa đặc biệt.
Hiện nay, có hàng trăm mã hóa khác nhau nhưng chỉ có một số mã hóa mới kết hợp được với nhiều máy nghe nhạc MP4. Một dòng máy có thể đọc và chạy một file MP4, nó phải có chứa mã hóa tương đồng. Một vài mã hóa hỗ trợ thông dụng là:
- Video — MPEG-4 Part 10 (H.264) and MPEG-4 Part 2.
- Audio — AAC, ALS, SLS, TTSI, MP3, and ALAC.
- Subtitles — MPEG-4 Timed Text.
Các mã hóa này giúp cho file MP4 linh hoạt hơn MP3. Ví dụ, file M4A – chỉ chứa audio của MP4 có thể điều khiển Advanced Audio Coding (AAC) và Apple Lossless Audio Coding (ALAC).
Người dùng có thể lựa chọn chất lượng tùy ý. Hoặc flie này sẽ như một file MP4 nhưng dữ liệu sẽ tương đối khác.
Ngoài audio ra, MP4 có thể chứa được video, ảnh và văn bản. Nhưng bạn thường xuyên thấy rằng những biến thể đa đạng của nó. Ví dụ như:
- MP4 — The only official extension.
- M4A — Non-protected audio.
- M4P — Audio encrypted by FairPlay Digital Rights Management.
- M4B — Audiobooks and podcasts.
- M4V — MPEG-4 Visual bitstreams.
Tìm Hiểu về Metadata (Siêu Dữ Liệu)
Cả 2 định dạng MP3 và MP4 đều hỗ trợ Metadata. Nếu thiếu loại dữ liệu này, chúng ta không thể tận dụng hết các tính năng của các trình chạy nhạc (như Itunes) hay các ứng dụng kênh truyền thông (như Plex).
Định dạng Mp3 sử dụng trình lưu trữ thông tin ID3, cho phép chúng ta lưu lại các thông tin như tên bài hát, ca sỹ, album vào trong file. Những thông tin trên được lưu vào cuối mỗi đoạn code của file. Những nội dung của thông tin có thể được đọc bằng cách sử dụng các trình dịch mã hoặc bị liệt vào dạng “không phải MP3”. Những thông tin hợp lệ như ReplayGain (phân tích âm nhạc) hay DRM restrictions (thông tin bản quyển) cũng có thể được lưu lại trong siêu dữ liệu.
ĐỊnh dạng Mp4 cũng có thể tương tác với siêu dữ liệu như là trên nền tảng siêu dữ liệu mở rộng (EXTENSIBLE METADATA PLATFORM – XMP). Siêu dữ liệu XMP phù hợp với phương thức lưu trữ thông tin của MP4 vì nó có thể tương tác với rất nhiều kiểu định dạng như PDF, JPEG, GIF, PNG, HTML, TIFF, Adobe Illustrator, PSD, WAV, and PostScript.