Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng digital marketing nhưng chỉ dừng lại ở việc tập trung về các cách tiếp cận trên các kênh digital và tối đa hiệu quả mỗi kênh. Nhưng nếu khi bạn tạo ra một chiến lược gắn kết và thúc đẩy hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau giữa các kênh để đạt được cùng một mục tiêu, bạn sẽ tạo ra một cú hích mạnh hơn nữa và lan truyền rộng hơn vào cộng đồng. Quảng cáo chéo (cross channel marketing) sẽ tạo lực đẩy giúp bạn thực hiện cú hích này.
Contents
Quảng cáo chéo là gì?
Quảng cáo chéo (cross channel marketing) có thể hiểu là việc sử dụng những thông điệp khác nhau được xâu chuỗi thành hệ thống thông qua các kênh khác nhau, thay vì nhắm trúng đối tượng với cùng 1 thông điệp trên đa kênh.
Quảng cáo chéo cũng tương tự như quảng cáo đa kênh nhưng đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn trong kế hoạch của bạn. Bạn cần phải gắn kết với đối tượng qua “đúng” kênh và “đúng” thời điểm. Sau đó bạn có thể hướng đối tượng mục tiêu từ một kênh họ tiếp cận đầu tiên đến các kênh khác.
Các phương pháp tối ưu quảng cáo chéo
- Quảng cáo hiển thị (Display Advertising): Quảng cáo banner, quảng cáo video, quảng cáo tương tác,…
- Email Marketing: Newsletters, email bán hàng,…
- Quảng cáo trả tiền theo hiệu quả (CPC, CPM): Quảng cáo từ khóa của Google Adwords, quảng cáo ad network,…
- PR Online: bài báo PR, chuyên mục tài trợ, tư vấn,…
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO): SEO on-page, xây dựng hệ thống link liên kết,…
- Affiliate Marketing: Chương trình hợp tác chéo, kết hợp nội bộ,…
- Social Media Marketing (SMM): Facebook Group pages, Twitter marketing, Forum,…
- Nội dung lan truyền (Viral content): Marketing du kích, viral video,…
- Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization – CRO): Tăng tỉ lệ Click through rate – CTR
- Mobile Marketing: Brand SMS, SMS chăm sóc khách hàng, SMS theo địa điểm…
Có nên áp dụng quảng cáo chéo?
Người tiêu dùng ngày nay đang ngày càng thông minh và có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị công nghệ số trong việc lựa chọn, so sánh và quyết định mua hàng. Nếu một khách hàng nhận được thông tin về sản phẩm và buổi sáng trên điện thoại di động, họ có thể đi tới cửa hàng vào giờ nghỉ trưa để xem tận mắt và cuối cùng họ đặt hàng trực tuyến trên máy tính bảng sau khi trở về nhà vào buổi tối.
Vậy làm thế nào để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị và các kênh có kết nối được với nhau một cách cân bằng và hiệu quả? Đó là điều mà tất cả các doanh nghiệp muốn đạt được, chìa khóa của thành công chính là sợi chỉ kết nối giữa các kênh, cung cấp cho người sử dụng những trải nghiệm “mượt mà” hơn và thống nhất khi trên mọi thiết bị.
Chính với quảng cáo chéo (cross channel marketing), khách hàng có thể sự dụng nhiều hơn một kênh với dùng một yêu cầu. Ý tưởng của chiến lược này là “trộn lẫn” các kênh khác nhau mang tới những trải nghiệm mượt mà hơn. “Click & collect” cho phép khách hàng đặt hàng online và đến cửa hàng để lấy sản phẩm. Mặc khác, một khách hàng cố gắng thử một vài bộ quần áo tại cửa hàng, thích nó nhưng lại lăn tăn chưa mua. Sau đó, cô ấy về nhà và cuối cùng lại đặt nó trực tuyến.
Hoặc là khách hàng nhận được một phiếu giảm giá qua email. Cô ấy đi đến cửa hàng xem sản phẩm nhưng lại đặt nó online để tận dụng được voucher. Những kênh này không còn cạnh tranh nữa, chúng bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.
Với việc sử dụng quảng cáo chéo, thương hiệu đang tích cực gắn kết với người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ mà họ thậm chí còn chưa biết đến. Quảng cáo chéo chính là câu trả lời để thực sự khắc phục vấn đề tương tác. Sự hiện diện trên nhiều kênh và làm cho trải nghiệm người tiêu dùng nhất quán từ kênh này sang kênh tiếp theo. Và các marketer đã tạo ra điều này bằng cách giao tiếp với từng khách hàng theo cách thức dựa trên hành vi của khách hàng và những hành vi đó nói gì về sở thích của họ.