KHÁC NHAU GIỮA CIF VÀ FOB

tom tat dieu kien giao hang fob

Contents

KHÁI NIỆM CIF LÀ GÌ

CIF là viết tắt Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng: Trong hợp đồng mua bán quốc tế nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Hồ Chí Minh .

Với điều kiện này, người bán hàng đưa hàng từ kho ra cảng, thủ tục hải quan hàng xuất và chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.

Trong ví dụ trên với Nhập CIF Hồ Chí Minh, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hồ Chí Minh, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục hải quan từ địa điểm giao hàng này và đưa hàng về kho.

SỰ NHẦM LẪN CỦA MỘT SỐ NHÀ NHẬP KHẨU KHI SỬ DỤNG CIF

cif la gi

Thực tế Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp,nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và không phải suy nghĩ và chịu rủi ro vì bảo hiểm hàng hóa, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Tuy nhiên Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ chứng thư bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Và trên trách nhiệm thì người bán chỉ trả phí mua bảo hiểm, còn người mua mới là người thụ hưởng và đứng tên trên bảo hiểm là người được thụ hưởng. Như vậy nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển thì người mua phải đứng ra làm việc với bảo hiểm chứ không phải là người bán nữa.

Ngoài ra nếu có vấn đề bất trắc xảy ra thì bên mua phải tự làm việc với bảo hiểm sở tại, nếu công ty bảo hiểm đó không có đại lý ở Việt Nam thì quả là một việc phiền phức cho nên các bạn chú ý điểm này nhé.

KHÁI NIỆM FOB

FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board.

Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.

Khi hàng đã lên tàu nghĩa là người bán đã hết trách nhiệm.

Trong điều kiện này thì người bán chỉ việc vận chuyển hàng từ kho của mình ra cảng và làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu. Còn việc thuê tàu thì do bên người mua chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, còn có các điều kiên thường được sử dụng như:

• ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.

• DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế nhập khẩu phát sinh tại nước nhập khẩu.

• DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Để lại một bình luận