Ổ cứng HDD và ổ SSD là 2 thiết bị lưu trữ phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, HDD (Hard-disk-drive) là dạng truyền thống và SSD (Solid-state-drive) là loại ổ cứng mới ở dạng thể rắn. Về cơ bản cả hai loại ổ cứng này đều dùng dể lưu trữ dữ liệu nên có không ít người dùng thường nhầm lẫn ổ cứng SSD và HDD không có gì khác biệt.
Vì thế, trong bài viết dưới chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa ổ cứng HDD và ổ SSD một cách rõ ràng và hữu ích cho mọi người dùng. Từ đó giúp bạn có cái nhìn đúng đắn, đồng thời dễ dàng hơn khi lựa chọn mua ổ cứng máy tính.
Contents
Giá thành của SSD và HDD
Ổ cứng HDD có giá thấp hơn nhiều so với ổ SSD. Dù giá đã giảm so với thời kỳ đầu nhưng những chiếc SSD vẫn có giá đắt gấp 3 thậm chí gấp 4 lần so với những chiếc HDD có cùng dung lượng lưu trữ. Chẳng hạn, một ổ đĩa dung lượng 1 TB, bạn chỉ trả 2 triệu (VNĐ) cho ổ HDD 2.5 inches, nhưng với SSD sẽ là 11 triệu (VNĐ).
Tốc độ ghi ổ cứng giữa SSD và HDD
SSD cho thấy tốc độ đọc và ghi chiếm ưu thế hơn so với HDD, cách nhận biết dễ dàng nhất đó là thông qua quá trình khởi động laptop. Một máy tính sử dụng ổ SSD chỉ mất vài giây đến vài chục giây khởi động trong khi đó nếu sử dụng HDD sẽ mất thời gian tầm 1 phút hoặc lâu hơn, tốc độ này cũng đúng trong các tác vụ trên máy, sử dụng đồ họa hay chơi game. Tốc độ đọc ghi của SSD sẽ từ 80MB – 300MB, với HDD thì dưới 100MB. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu để lưu trữ thay vì trải nghiệm tốc độ thì nên chọn HDD vì một chiếc HDD có dung lượng lưu trữ lớn gấp nhiều lần so với SSD trong tầm giá.
Sự phân mảnh ổ cứng giữa SSD và HDD
Có thể bạn chưa biết, ổ cứng HDD chính là một đĩa kim loại phủ một lớp từ tính, dùng để lưu trữ dữ liệu. Khi ổ đĩa quay bắt đầu quay, một thanh kim loại sẽ có chức năng đọc ghi dữ liệu. Tình trạng bị phân mảnh diễn ra là khi các dữ liệu nằm rải rác trên bề mặt đĩa quay. Nhưng với ổ cứng SSD thì hoàn toàn khác, bên trong SSD là những con chip nhớ flash được liên kết với nhau, nên chắc chắn nó sẽ ít phân mảnh hơn ổ cứng HDD và hoạt động tốt hơn.