Mới tìm hiểu về lập trình Web chắc hẳn bạn đang thắc mắc không biết Server side là gì, sự khác nhau giữa Client và Server. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Server thường được biết đến là máy chủ của một hệ thống, nên lưu trữ dữ liệu của một hay nhiều trang web. Server có thể là một máy tính nhưng đôi khi cũng là một mạng lưới máy tính được liên kết với nhau để truyền và quản lý dữ liệu. Vậy khái niệm Server side là gì, sự khác nhau của server và client ra sao, hệ thống máy tính và các mạng máy tính hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Contents
Mạng máy tính ra là gì, sự ra đời của khái niệm server.
Cùng với sự ra đời của những chiếc máy tính đầu tiên, hệ thống máy tính cũng dần dần được phát triển sau đó. Do nhu cầu kết nối các máy tính với nhau mà mạng tính được tìm hiểu nghiên cứu và ngày càng phát triển thành mạng internet như ngày nay. Sự ra đời của mạng máy tính ở những năm 50 đã đẩy ngành công nghiệp máy tính lên một bước phát triển vượt bậc, nền tảng cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà chúng ta đang thấy.
Đến những năm 70 của thế kỉ 20, thì mạng máy tính đầu tiên cơ bản được hoàn thành và hoạt động. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là cách kết nối các máy tính lại với nhau, cho phép chúng trao đổi dữ liệu và thực hiện các thao tác nâng cao như điều khiển những máy tính trong cùng hệ thống thông qua máy chủ.
Từ đó khái niệm máy chủ hay còn được gọi là server ra đời để chỉ những máy chủ lưu giữ thông tin dữ liệu và các thuật toán truyền tin trong hệ thống máy tính. Người dùng hệ thống sẽ chỉ cần điều khiển máy chủ server là có thể kiểm soát dữ liệu truyền đi, hoạt động và cả việc điều khiển tác dụ của các máy con nằm trong hệ thống.
Server ra đời với mục đích lưu trữ tất cả các thông tin mà mạng máy tính sử dụng, giúp người dùng quản lý hệ thống dễ dàng hơn. Với sự phát triển của internet như hiện nay, server còn được phát triển thêm để phục vụ những tác vụ phức tạp hơn và từ đó chúng ta có thêm những khái niệm chuyên môn hơn như server side, server side rendering,… Vậy server side là gì?, server side rendering là gì? Và còn những gì chúng ta chưa biết về thế giới web rộng lớn này?
Một website cần gì để hoạt động?
Trước khi đi vào phương thức hoạt động của một website hãy cùng tham khảo qua những khái niệm sau:
- Web server: Đây là nơi lưu trữ dữ liệu và nội dung của website, các code của chúng ta sẽ đưa nội dung web lên server bằng các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhu PHP hay HTML,v.v… Một web server được xác định bằng địa chỉ IP, địa chỉ IP của một server có thể thay thế bằng tên miền. Để gán một tên miền cho địa chỉ IP chúng ta phải thực hiện phân giải tên miền thông qua hệ thống DNS. Web server thường dành cho một website lớn, các website nhỏ có thể sử dụng hosting để chia sẻ tên miền dùng chung.
- Dữ liệu: Dữ liệu được chia thành 2 loại và đều được lưu trữ trên các web server đó là dữ liệu của người truy cập (thông tin tài khoản người dùng, nhặt ký sử dụng trên web,…), loại thứ 2 là dữ liệu web. Dữ liệu web chính là những thông tin, nội dung, giao diện mà website hiển thị cho người dùng xem.
Ngoài ra website còn cần đến các công cụ hỗ trợ đặc thù để giúp website có thể hoạt động và người dùng sử dụng dễ dàng hơn:
- Trình duyệt web: Một thứ không thể thiếu để lên mạng và truy cập web là trình duyệt web. Hiện nay trình duyệt web của Google là được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra cũng có nhiều trình duyệt web khác nhau được thiết kế tương thích hơn với người dùng trẻ là trình duyệt Cốc Cốc. Để xem và tương tác với các website, người dùng cần thông qua trình duyệt web để chúng đọc hiểu và sắp xếp các ngôn ngữ lập trình web thành một trang web người dùng có thể sử dụng.
- Mạng máy tính: Hay còn được gọi là mạng internet hay wifi, chúng giúp người dùng truy cập vào được các server để lấy dữ liệu. Mạng internet là một mạng kết nối toàn cầu các máy chủ lại với nhau cho nên ta có thể truy cập vào máy chủ và lấy thông tin dữ liệu web bất cứ nơi đâu có mạng internet.
Cách thức hoạt động của một website
Để nắm bắt rõ ràng hơn cách thức hoạt động của các website. Hãy cùng xem sơ đồ sau để hình dung các bước hoạt động của một website cụ thể:
- Đầu tiên người dùng sẽ thực hiện bước truy cập vào địa chỉ web từ các thiết bị có kết nối mạng. Địa chỉ web mà người dùng truy cập có thể là nhấp từ các đường dẫn, nhấp vào các bài viết hiển thị trên công cụ tìm kiếm, truy cập trực tiếp đến link bằng địa chỉ IP,…
- Sau khi nhận được yêu cầu của người dùng, trình duyệt web bắt đầu gửi thông tin đến các giao thức truyền DNS.
- Tại DNS chúng sẽ mã hóa các tên miền thành địa chỉ IP cần thiết để tìm kiếm và truy cập vào các server máy chủ trang web được yêu cầu.
- Sau khi nhận được IP, ở đây có thể hiểu là địa chỉ nhà của server, trình duyệt sẽ truy cập vào máy chủ để gửi yêu cầu nhận thông tin và dữ liệu.
- Các server sau khi nhận được thông tin truy xuất từ trình duyệt sẽ lập tức gửi cho trình duyệt những tập tin bao gồm HTML, CSS, các tập tin đa phương tiện âm thanh và hình ảnh,…
- Trình duyệt web sẽ thực hiện mã hóa các thông tin để mà máy chủ cung cấp để hiển thị cho người dùng thấy những trang web mà họ truy cập.
Sự khác nhau giữa client và server là gì?
Client và server là hai yếu tố then chốt khởi động một trang web, và làm cho mạng internet được sử dụng thiết thực hơn. Có thể nói nôm na đây là sự khác nhau giữa chủ nhà và khách, khi server chứa thông tin và nội dung mà các client tìm kiếm.
Các client thực hiện hành động truy xuất vào một trang web nào đấy để tìm hiểu những thông tin cần thiết hoạt thực hiện những tác vụ theo nhu cầu. Server là nơi chứa những thứ mà client cần và kịp thời cung cấp khi có yêu cầu. Đó là mối quan hệ giữa client với server và cũng là cơ chế hoạt động của một trang web.
Các máy tính hay thiết bị có thể truy cập mạng và thực hiện tác vụ tra cứu thông tin hay tra cứu vào các địa chỉ IP đều có thể được coi là một client. Đa phần các máy tính có thể truy cập mạng đều là client cho ít nhất là một thậm chí là rất nhiều server khác nhau. Còn các server thì khác, máy server yêu cầu cấu hình máy cao, được cài đặt chuyên nghiệp. Vi xử lý và bộ nhớ khủng với con số dữ liệu lưu trữ lớn tới mức làm bạn phải kinh ngạc. Khi một trang web thu hút được lượng người dùng ngày càng đông đảo đòi hỏi các máy chủ server phải lưu trữ thông tin người dùng nhiều hơn và bộ nhớ dữ liệu cứ thế ngày càng tăng.
Server side là gì? Có những loại server nào?
Server side là một kịch bản máy chủ thường dùng để cho người truy cập có thể tùy chỉnh trang web mình sử dụng. Đây là một kỹ thuật để phát triển website, ngoài việc cung cấp hiển thị cho người dùng tập tin của trang web, server side còn phản hồi cho máy chủ những tùy chỉnh của khách hàng đối với trang web của mình.
Tức là ngoài việc cung cấp một nội dung web thông thường thì server side còn xây dựng một web tĩnh với thông số hiển thị tùy chỉnh khác nhau. Đây là chức năng được áp dụng nhiều trong các trang web hiện đại ngày nay, điều này làm tăng tính thân thiện cho trang web của bạn nhiều hơn, sẽ giúp thu hút nhiều lượt truy cập cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn từ phía người dùng.
Server side là một loại hỗ trợ và nâng cao cho trang web được cung cấp từ các máy chủ, vậy để hiểu hơn server side là gì hãy cùng tìm hiểu về các loại server cơ bản 3 nhất nhé.
- Máy chủ riêng(máy chủ vật lý): Đây là máy chủ dành riêng cho một trang web, đa phần là những trang web lớn. Các máy chủ này chạy trên phần cứng và linh kiện của một máy có sẵn, việc nâng cấp và thay đổi cấu hình máy chủ này đòi hỏi người có chuyên môn cao am hiểu về linh kiện phụ tùng máy.
- Máy chủ ảo( VPS) : Nếu máy chủ vật lý được xem là mẹ thì các máy chủ ảo là những đứa con của máy chủ vật lý. Chúng được tách ra từ máy chủ vật lý nhờ công nghệ ảo hóa. Những máy chủ ảo này có đầy đủ dữ liệu tài nguyên y như máy chủ vật lý, một máy chủ vật lý có thể phân tách ra nhiều máy chủ ảo và tất cả chúng chia sẻ tài nguyên trên nền tảng của máy chủ vật lý.
- Máy chủ đám mây: Đây là máy chủ được xây dựng trên thuật toán đám mây, tối ưu hóa không gian lưu trữ dữ liệu. Chúng hoạt động dựa trên sự liên kết tạo nên một mạng lưới các máy chủ vật lý gốc kết nối với nhau và trung tâm lưu trữ SAN.
Cơ chế hoạt động của Server side rendering là gì?
Cơ chế hoạt động của Server side rendering đã được áp dụng từ rất lâu, song song khi các khái niệm về server, client, server side ra đời. Nguyên nhân chúng có tên là Server side rendering là do tính chất logic tính toán đều được thực hiện ở các server. Có thể thấy tất thảy những công việc và tác vụ điều hướng của người dùng đều được chuyển đến và thực hiện tại server.
Chẳng ai có thể nghĩ ra chức năng của server side rendering là gì khi những thao tác chuyển trang đều do server thực hiện, các bước logic từ đơn giản đến phức tạp đều do server giải quyết, việc hiển thị trang web cho người dùng xem cũng do server làm tất thảy. Cơ chế hoạt động của Server side rendering có thể nói đơn giản là nhận yêu cầu từ người dùng và đưa về cho server xử lý.