Sự khác nhau giữa ceo và director

ceo

Có nhiều thuật ngữ trong kinh doanh mà ý nghĩa của chúng không hoàn toàn được thể hiện rõ thông qua tên gọi. General manager và general director là hai trong số những thuật ngữ đó. Hai thuật ngữ này tưởng chừng cùng được dùng để chỉ các vị trí cấp cao nhưng thực chất nhiệm vụ của hai vị trí này lại khá khác biệt. Hãy cũng tìm hiểu 5 điểm khác biệt chính trong bài viết dưới đây.

Contents

Khác biệt giữa general manager và general director

1. Định nghĩa

General manager

General manager là một vị trí cấp cao quản lý tất cả các yếu tố về doanh thu cũng như lợi nhuận trong báo cáo thu nhập của một công ty. General manager đóng vai trò là người điều hành của đơn vị kinh doanh và chịu trách nhiệm về chiến lược, cơ cấu, ngân sách, con người, chi phí tài chính.

Vị trí này thường đặc biệt phổ biến trong các tổ chức toàn cầu hoặc đa quốc gia có quy mô lớn, nơi các doanh nghiệp được tổ chức theo các dòng sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc khu vực địa lý. Trong nhiều trường hợp, general manager thường chính là một trong số các vị trí cấp cao khác trong doanh nghiệp.

General director

General director là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ general director được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.

General director chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

su khac biet giua general director va general manager

2. Cấp độ quản lý

General manager

General manager giám sát trực tiếp nhân sự cấp quản lý. General manager giám sát các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động kinh doanh, hợp tác, quản lý con người.

General manager còn có nhiệm vụ tăng cường hiệu quả quản lý bằng cách tuyển dụng, tuyển chọn, định hướng, tập huấn, tư vấn các quản lý cấp dưới.

Vị trí này cần báo cáo cho general director và phối hợp với general director trong việc đưa ra cũng như tổ chức thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

General director

General director giám sát trực tiếp nhân sự cấp cao. General manager còn được coi là quản lý của general manager. Chính vì là quản lý cấp cao nhất, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của các nhân sự cấp cao, general director có nhiều không gian và thời gian hơn để thực hiện các công việc ở mức độ cao hơn.

Tuy nhiên, đôi khi nhiệm vụ của hai vị trí này bị chồng chéo, đặc biệt là ở những doanh nghiệp mới hoặc những doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ở những doanh nghiệp này, general manager có thể là những người mới và thiếu kinh nghiệm. Khi này, general dirctor sẽ cần đưa ra nhiều định hướng, hướng dẫn hơn và trong nhiều trường hợp phải đứng ở vị trí của general manager.

3. Tầm nhìn

Với vai trò và nhiệm vụ khác nhau, yêu cầu về tầm nhìn cũng sẽ thay đổi tùy theo từng vị trí.

General manager

General manager sẽ thực hiện những công việc hướng tới mục tiêu và tầm nhìn do general director đặt ra. Do vậy, trách nhiệm của general manager sẽ ít hơn so với general director, đặc biệt là khi có thất bại xảy ra. Ở đây, họ là người thực hiện theo những nhiệm vụ được đặt ra theo tầm nhìn của general director.

General director

General director là người định hướng thành công. Do đó, con mắt chiến lược của general director cần hướng tới tầm nhìn cao hơn. Tuy nhiên, chính vì vậy mà vị trí general director gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều rủi ro hơn. Khi có vấn đề xảy ra, general director sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho việc tìm ra hướng giải quyết.

sự khác biệt giữa general manager và general director

4. Lập kế hoạch

General manager

General manager chịu trách nhiệm cho các hoạt động vận hành thường ngày của doanh nghiệp. General manager thường liên quan nhiều hơn đến việc giám sát nhân viên và theo dõi việc thực thi các nhiệm vụ của các nhóm trong doanh nghiệp. Nếu ví một doanh nghiệp như một con tàu, general manager được coi là người lái tàu, giúp cho mọi hoạt động diễn ra đúng như yêu cầu và khiến cho con tàu di chuyển đúng hướng về phía trước.

General director

General director không chỉ quan tâm đến những hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Vị trí này còn tập trung vào các hoạt động trong tương lai, quyết định những gì sẽ diễn ra tiếp theo trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. General director sẽ suy nghĩ xa hơn và rộng hơn. Nếu ví một doanh nghiệp như một con tàu, thay vì lái tàu, general director sẽ đưa ra định hướng và chỉ dẫn để general manager thực thi.

5. Quy trình làm việc

General manager

General manager thường tập trung và thực thi yêu cầu và làm việc theo sự chỉ dẫn của general director. Họ luôn làm việc trong mối liên quan với các cấp cao hơn đặc biệt là general director. Họ đảm bảo chất lượng chung của công việc và sản phẩm khi đưa ra cho khách hàng. Họ là đầu mối liên kết với khách hàng mục tiêu.

General director

General director lại thường giám sát hiệu quả và hiệu suất công việc, tìm những lỗ hổng, những chỗ thiếu sót, những điểm thất bại, và giải quyết chúng. General director chịu trách nhiệm cho hiệu quả chung của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

sự khác biệt giữa general manager và general director

Xem thêm >>> Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của tổng giám đốc

Trở thành general manager và general director

Để trở thành general director hay general manager, ứng viên cần có kinh nghiệm cũng như quen thuộc với tất cả các khía cạnh của kinh doanh như tài chính, kế toán, kinh doanh, marketing, nhân sự, phân tích và phát triển; có khả năng điều hành các quy trình và hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp lớn, general director hay general manager cần có khả năng thực hiện nhiều công việc, nhiều chức năng và cần phát triển khả năng của họ một cách liên tục qua nhiều năm làm việc. Họ cần có kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng cá nhân, kỹ năng phân tích, cũng như những kỹ năng tin học văn phòng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tuyệt vời cũng không thể thiếu.

Việc trở thành general director hay general manager không phải một điều dễ dàng, và để làm tốt hai vị trí này cũng rất khó. Họ chính là những người vận hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Họ cần đảm bảo được việc thực hiện những hoạt động theo chiến lược đã được đặt ra cũng như nhìn vào tương lai của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp hoặc những lời khuyên đầu tư phù hợp. Ngoài ra, họ còn cần hỗ trợ việc duy trì môi trường và văn hóa doanh nghiệp tập trung vào người lao động; khuyến khích việc phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận