Kiếm tiền trên Google như thế nào

kiem tien tren google

Kiếm tiền trên Google như thế nào là câu hỏi mà các bạn bắt đầu kiếm tiền online đang rất thắc mắc phải không? Vâng, hãy tìm đến Google Adsense. Nếu bạn là một newbie mới chập chững bước chân vào nghề MMO, thì Google Adsense sẽ là 1 hướng đi tốt gợi mở cho bạn để tạo ra một nguồn thu nhập nhanh và bền vững. Nhưng mặc dù Google Adsense là một nền tảng miễn phí và dễ dàng sử dụng, bạn vẫn cần phải thực sự hiểu về nó, và biết những cách tối ưu hiệu quả để có thể thành công. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn nhé!

Contents

1. Google Adsense là gì?

Google Adsense luôn là một giải pháp hữu hiệu cung cấp cho doanh nghiệp, cá nhân cách để có thể kiếm tiền online ngay trên chính trang web của mình. Qua bao năm tháng, nền tảng ad network này đã chứng tỏ uy tín và chất lượng của mình, trở thành một trong những phương thức kiếm tiền phổ biến nhất trong môi trường digital.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Google AdSense:

Nền tảng quảng cáo của Google Adsense có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Đăng ký miễn phí.
– Các điều kiện để đăng ký làm đối tác của Google Adsense rất đơn giản, ngay cả một website hay blog mới cũng có thể làm được.
– Đa dạng các lựa chọn mẫu quảng cáo, bạn có thể tối ưu và tùy chỉnh để phù hợp nhất với website mình.
– Google trả tiền hàng tháng nếu bạn kiếm được hơn $100
– Bạn có thể cho chạy quảng cáo trên nhiều website từ một tài khoản Adsense
– Có lựa chọn chạy quảng cáo riêng trên các thiết bị mobile
– Dễ dàng thêm vào các tài khoản Youtube hoặc Blogger khác.

Tuy vậy Google Adsense cũng có 1 số các nhược điểm:

– Google sẽ chấm dứt mọi hoạt động của bạn ngay lập tức và không được “ân xá” nếu bạn vi phạm các quy định của Google.
– Bạn cần traffic, nhiều và thật nhiều traffic để có thể kiếm tiền.

3. Kiếm tiền trên Google Adsense hoạt động như thế nào?

Google Adsense là một mạng lưới quảng cáo được vận hành bởi gã khổng lồ tìm kiếm Google.

Nói ngắn gọn, bạn cần phải nhúng đoạn mã Javascript đã được cung cấp dựa trên nền tảng trên website của bạn. Đoạn mã này sẽ hiển thị quảng cáo có nội dung phù hợp với ngữ cảnh nội dung thể hiện trên website.

Bạn sẽ kiếm được tiền nếu người xem click vào các đường link này. Chỉ đơn giản vậy thôi.

4. Điều kiện đăng ký Google Adsense

Điều kiện bắt buộc đó là bạn phải có sẵn website, có 1 lượng traffic (lưu lượng truy cập) nhất định, ít nhiều gì cũng được. Hoặc bạn phải có 1 kênh youtube đã được bật chức năng kiếm tiền (Đủ 4000h xem trong 365 ngày gần nhất và có 1000 người đăng ký trở lên). Hoặc bạn có ứng dụng trên Googplay Store hoặc Appstore thì có thể chèn Adsense vào thông qua Admob.

Sau đó hãy đăng ký Google Adsense & đợi xét duyệt.

Vì vậy nếu bạn chưa có trang web nào thì đừng tốn công đăng ký làm gì, mà hãy cố gắng làm được một website cho nên hồn rồi mới nghĩ đến việc kiếm tiền với Google Adsense sau.

5. Để tài khoản Adsense không bị khóa

Tài khoản adsense rất dễ bị khóa, nên bạn cần đọc kỹ chính sách của Google Adsense trước. Và một điều quan trọng là bạn tuyệt đối không bao giờ được tự click vào quảng cáo trên Youtube hoặc Web hay Ứng dụng của mình (thuật ngữ cheat).

6. Cách đo lường hiệu quả từ kiếm tiền trên Google Adsense

Để kiếm tiền từ Google Adsense, bạn cần quan tâm tới ba chỉ số: CPC, CTR và RPM.

CPC, hay còn được gọi là cost per click (chi phí trên mỗi lượt click), là số tiền bạn sẽ nhận được khi người xem click vào quảng cáo.

Là một nhà quản lý website, bạn không có quyền kiểm soát nhiều trong việc quyết định số tiền sẽ được nhận khi khách truy cập vào website (visitor) click vào banner quảng cáo. Nó phụ thuộc vào tính cạnh tranh trong tên miền mà doanh nghiệp bạn đang sử dụng, thứ luôn thay đổi từng ngày. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện các chỉ số này.

Còn CTR (hay click-through rate, tỷ lệ nhấp) là phần trăm số visitor click vào quảng cáo khi truy cập vào page của bạn.

CTR là một chỉ số rất quan trọng. Trong khi CPC quyết định số tiền bạn được nhận từ Google, bạn có rất ít quyền để thay đổi các yếu tố có thể quyết định chi phí quảng cáo xuất hiện trên trang Web của bạn (do Google tính toán). Còn với CTR, bạn lại là người làm chủ cuộc chơi, đó là lúc bạn cần những chiến lược đúng đắn để nâng cao hiệu quả quảng cáo.

Cả hai chỉ số nói trên đều có liên quan tới RPM, hay doanh thu trên 1000 lượt tiếp cận. Lượt tiếp cận ở đây chính là tần số banner quảng cáo được hiển thị trên Website của bạn được ghi nhận.

Để tính được RPM, bạn cần chia doanh thu ước tính của bạn cho số lần quảng cáo được hiển thị, rồi nhân với 1.000.

Chỉ số RPM sẽ tiết lộ thứ mà CPC hay CTR không thể hiện. Quan trọng hơn, RPM thể hiện số tiền mà bạn có thể kiếm được trên một visitor. Cuối cùng, không có vấn đề gì nếu giá hiển thị quảng cáo trên trang web của bạn thấp. Điều quan trọng là bạn cần phải tối ưu hóa quảng cáo của mình để tăng hiệu suất và doanh thu cao hơn.

Để lại một bình luận