KỲ LÂN
Kỳ lân là loài linh vật đầu rồng, thân hươu (ngựa). Đầu rồng tượng trưng cho trí tuệ và quyền uy, thân hươu (ngựa) tượng trưng cho sự nhanh nhẹn. Hình ảnh Kỳ lân là biểu tượng của sự tung hoành giữa trời đất, chí nam nhi, vượt qua khó khăn thử thách. Theo truyền thuyết, khi có Kỳ Lân xuất hiện là có quý nhân sinh ra. Vì vậy về sau này, hình ảnh Kỳ Lân luôn gắn liền với điềm lành. Kỳ lân của phương Đông khá tương đồng với hình ảnh loài Ngựa một sừng (Unicorn) của văn hóa phương Tây.
Hình tượng Kỳ Lân trong tranh vẽ Trung Quốc
Hình tượng Ngựa một sừng trong văn hóa phương Tây
NGHÊ
Nghê bản chất là con chó thần. Trong văn hóa Việt Nam, chó là loài vật vô cùng thân thiết với con người. Nên từ xa xưa dân ta đã có tục lệ đặt các hình tượng con chó trước cửa nhà, các công trình kiến trúc để bảo vệ. Dần dần hình tượng loài chó được thần hóa, trở thành con Nghê, tuy vẫn mang dáng dấp loài chó, nhưng lại có thêm những chi tiết thể hiện sức mạnh và sự phi thường. Về sau này hình tượng con Nghê được cải tiến, nhìn gần giống con sư tử, đầu có bờm xoắn ốc, răng sắc, cổ đeo lục lạc. Nếu tạc 1 đôi thì 1 bức cổn cầu, 1 bức vờn nghê con. Nghê thường bày trước cửa để giữ nhà, bảo vệ chủ nhân, xua đuổi các loài ma quỷ quấy nhiễu.
Đôi Nghê bằng đá trắng, một bên cổn cầu, một bên vờn Nghê con
TỲ HƯU
Tỳ hưu là một trong 9 loài con của Rồng. Tỳ hưu là loài linh vật tập hợp những điểm đẹp đẽ nhất của các loài vật khác: Đầu như đầu rồng, có sừng, mình sư tử, có cánh, rất dữ tợn. Tỳ hưu chuyên hút tinh huyết của các loài ma quỷ, do vậy có tác dụng hộ mệnh, xua đuổi tà ma. Tỳ hưu rất đặc biệt ở chỗ có miệng rộng, mông to, nhưng lại không có hậu môn. Chúng thích ăn vàng bạc, nhưng vì không có hậu môn nên chỉ ăn vào mà không làm thất thoát đi. Do vậy tỳ hưu có tác dụng chiêu tài hút lộc.
Tỳ hưu mã não xanh đeo cổ của Ngọc Việt Nam, mông rất to và căng tròn, tượng trưng cho việc hút rất nhiều tài lộc về cho chủ nhân
Đôi tỳ hưu ngọc Serpentine của Ngọc Việt Nam, dáng đứng rất dũng mãnh, miệng mở rộng, nhe nanh dữ tợn để chiêu tài hút lộc
Mình lập bảng so sánh này để mọi người dễ dàng phân biệt 3 loại linh vật nêu trên. Đây là hàng độc quyền, trước nay chưa bao giờ xuất hiện trên Internet, chỉ có tại Ngọc Việt Nam! Bạn là người đầu tiên đc đọc đấy.
Đặc điểm | Nghê | Tỳ Hưu | Kỳ Lân |
Chủng loại | Là loài chó thần | Là 1 loài con của Rồng | Là linh vật đứng ngang hàng với Rồng trong bộ Tứ Linh |
Nguồn gốc | Việt Nam | Trung Quốc | Trung Quốc |
Tác dụng | Giữ nhà, bảo vệ chủ nhân, xua đuổi tà ma | Chiêu tài, hút lộc, giữ của Hộ mệnh, xua đuổi tà ma | Biểu tượng cho điềm lành, vượt qua khó khăn, thử thách, vận hạn |
Sừng | Không có sừng | Có 1 hoặc 2 sừng nhọn | Có 2 sừng như sừng hươu |
Bờm | Có bờm quăn hình xoắn ốc | Không có bờm | Có bờm dày 2 bên đầu |
Cổ | Ngắn, đeo lục lạc | Ngắn | Dài |
Chân | Chân chó | Chân như chân sư tử | Chân như chân ngựa/hươu |
Thân mình | Không có vẩy | Có hoặc không có vẩy | Có vẩy |
Hình tượng trong phong thủy | Thường có dáng quỳ phủ phục trên 2 chân sau, nhe nanh dữ tợn, chân vờn cầu hoặc vờn Nghê con | Thường có dáng nằm phủ phục trên đống tiền, hoặc dáng đứng dữ tợn, mông rất to, lưng cõng tiền, không có hậu môn | Thường có dáng như đang phi, miệng ngậm cầu hoặc chân dẫm lên cầu |
Cách bài trí | Đặt trước cửa nhà hoặc các công trình kiến trúc Thường bày một đôi | Đeo trên người Đặt trên bàn làm việc, trong két sắt, trên ban thờ thần tài … Đầu hướng ra cửa chính để thu hút tài lộc 4 phương cho gia chủ Thường bày một đôi | Đặt trong phòng khách, tọa trước cổng Dùng trong các dịp khánh thành công trình Thường đứng một mình |