Contents
OKR có nghĩa là gì?
OKR là viết tắt của Mục tiêu & Kết quả then chốt. Nói một cách đơn giản:
- Mục tiêu sẽ cho bạn biết nơi cần đến, và
- Kết quả then chốt sẽ cho bạn biết có ở đó hay không.
Bản chất của OKR là bạn tự hỏi mình hai câu hỏi:
- Câu hỏi 1. Bạn muốn đến đâu (đích đến)?
- Câu hỏi 2. Làm sao bạn biết bạn có mặt ở đó (dấu hiệu bằng chứng)?
Tôi khuyến nghị bạn bổ sung thêm một câu hỏi quan trọng:
- Câu hỏi 3. Bạn sẽ làm gì để đạt được điều đó?
Câu hỏi thứ 3 sẽ tạo ra Sáng kiến: những việc bạn sẽ làm để đạt được OKR của mình. 3 câu hỏi này giúp bạn hoàn thiện một bức tranh từ tổng thể đến chi tiết. Quan trọng là nó giúp bạn tránh khỏi cạm bẫy, mà nhiều người mắc phải, đó là nhầm lẫn giữa “Kết quả then chốt” và “Sáng kiến”.
Quay trở lại với OKR,
Hãy lấy một ví dụ cụ thể:
Câu hỏi 1: Bạn muốn đi đến đâu (đích đến)? Trả lời – Mục tiêu của bạn có thể là:
- Tăng doanh thu của dòng sản phẩm mới một cách bền vững.
Câu hỏi 2: Làm sao bạn biết bạn có mặt ở đó (bằng chứng)? Trả lời – Kết quả then chốt của bạn có thể là:
- Doanh thu tăng từ 15 tỷ lên 30 tỷ.
- Cải thiện Điểm NPS từ 70 lên 80.
KPI có nghĩa là gì?
KPI là viết tắt của Chỉ số hiệu suất chính. Nó là một loại đo lường hiệu suất, nhằm đánh giá sự thành công của một quá trình đang diễn ra hoặc hoạt động cụ thể.
Hãy xem xét một vài ví dụ KPI phổ biến.
KPI Bán hàng
- Doanh thu.
- Tỷ lệ chốt sale.
KPI Dịch vụ khách hàng
- Điểm NPS
- Thời gian trả lời trung bình
Sự khác biệt giữa OKR so với KPI là gì?
OKR tạo ra sự liên kết giữa tham vọng và thực tế.
Nếu bạn có một giấc mơ lớn, một Mục tiêu kéo dãn đầy cảm hứng cho công ty hoặc cho đội nhóm, thì OKR sẽ là cầu nối đưa bạn đến đó.
Mặt khác,
KPI đo lường sự thành công, sản lượng, số lượng hoặc chất lượng của một quy trình hoặc hoạt động đang diễn ra. Chúng đo lường hiệu quả của quy trình hay hoạt động đó.
Một kịch bản kinh điển, đó là
Cụ thể:
Trong ví dụ nêu trên, KPI “Doanh thu” là Kết quả then chốt của Mục tiêu :Tăng doanh thu của dòng sản phẩm mới một cách bền vững”.
Theo đó, so sánh OKR và KPI giống như so sánh một cốc nước hoa quả thập cẩm với một trái cam, cả hai đều chứa cam, nhưng một cái là sự kết hợp có chứa cái kia.
Làm thế nào để OKR và KPI chơi với nhau?
OKR và KPI là bạn đồng hành tự nhiên.
Cách tốt nhất để chỉ ra cách chúng hoạt động cùng nhau là đưa ra một ví dụ như sau:
Đo lường KPI:
- Giả sử bạn muốn đo lường sự thành công của nhóm Chăm sóc khách hàng. Bạn có thể tạo KPI “Thời gian trả lời trung bình cho mỗi cuộc gọi đến”.
- Tiếp theo, bạn triển khai đo lường KPI này.
- Sau 4 tuần đo lường, KPI chỉ ra thời gian trả lời trung bình hiện tại là 48 phút.
Cải thiện hiệu suất:
Bạn và nhóm Chăm sóc khách hàng phân tích rằng, thời gian trả lời 48 phút là quá lâu, điều này có thể làm mất thời gian của khách hàng và khiến họ không hài lòng.
Lúc này, bạn có thể thiết lập một OKR để cải thiện hiệu suất như sau:
Mục tiêu:
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.
Kết quả then chốt:
- Giảm thời gian trả lời trung bình từ 48 phút xuống 30 phút.
- Nghe điện thoại sau tối đa 3 hồi chuông.
Với ví dụ này, bạn sẽ thấy OKR và KPI phối hợp hoàn hảo với nhau.
- KPI giúp theo dõi hiệu suất và xác định các vấn đề cần cải thiện;
- OKR giúp giải quyết vấn đề, cải thiện quy trình và thúc đẩy đổi mới.
Tóm lại: Bạn sẽ cần cả hai OKR và KPI.