1) GIÁO SƯ (Professor):
– Giáo sư là tên gọi của một người làm công tác giáo dục và trực tiếp giảng dạy, với 1 tiêu chuẩn nhất định trong tài đức, 1 giáo viên có thể được phong tặng chức vị này
– Giáo sư thì chắc chắn phải là nhà giáo.
– Giáo sư ở Việt Nam là một học hàm (không phải học vị như Tiến sĩ). Học hàm này không chỉ là thứ bậc trong ngành giáo dục, mà dành cho những người có những công lao đặc biệt trong giáo dục và đào tạo <=> Giáo sư được nhà nuớc phong tặng do những cống hiến khoa học và đóng góp trong giáo dục.
– Nhà giáo giỏi cũng do sống lâu lên lão làng >>> được phong Phó giáo sư, Giáo sư. (ít người dưới 50 tuổi mà có được chức danh này)
– Các bác có chức danh giáo sư thường làm lâu năm hơn >>> bậc lương lớn hơn >>> lương cao hơn, cũng có thể chức vụ cao hơn.
*** Theo quyết định 200/TTg:
Đối tượng được phong học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư là cán bộ giảng dạy ở các Trường, Viện Đại học, cán bộ nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu khoa học có trực tiếp giảng dạy đại học và trên đại học.
Học hàm Giáo sư có thể được phong cho các cán bộ khoa học nước ngoài, và Việt Kiều có những đóng góp về đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các Trường đại học hay Viên nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
*** Theo Quyết định 20/2012/QĐ-TTg :
1. Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ.
3. Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở (sau đây gọi tắt là ngày hết hạn nộp hồ sơ).
Nếu đã có bằng tiến sĩ nhưng chưa đủ 36 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thì phải có số công trình khoa học quy đổi gấp hai lần tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
Đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là có thành tích khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc).
5. Có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo dưới dạng một công trình khoa học tổng quan trình bày ý tưởng khoa học, hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và đào tạo của tác giả từ sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư hoặc từ sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.
6. Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.
7. Đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, đạt từ ba phần tư số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành và đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
2) TIẾN SĨ (Doctor):
– Tiến sĩ là 1 học vị, phải được cấp bằng trong 1 quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn 1 đề tài nghiên cứu khoa học
– Tiến sĩ là một học vị do trường đại học cấp cho nghiên cứu sinh sau đại học (học thêm 4 năm), công nhận luận án nghiên cứu của họ đã đáp ứng tiêu chuẩn bậc tiến sĩ, là hoàn toàn mới chưa từng có ai làm qua.
– TS cần phải học nhiều, chuyên môn sâu, Ts có TS thường và TS khoa học, TS KH là nhà khoa học.
– Nghiên cứu khoa học ở cấp tiến sĩ phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành mà không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn. Tri thức mới ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ,…
– Học đại học xong (Cử nhân) >>> học tiếp cao học 1-2 năm (thạc sỹ) >>> học, nghiên cứu và làm luận án tiến sỹ (tiến sỹ) (khoảng trên 30 tuổi là có thể làm xong luận án và có cái “râu” TS ở trước tên mình rồi.
>>>GS thì không bắt buộc phải là TS và ngược lại
>>>Một trong các tiêu chuẩn xét “phó giáo sư” là đã hướng dẫn một số tiến sỹ. Để được xét làm giáo sư cần nhiều tiêu chí phức tạp hơn việc làm một luận án tiến sỹ; số GS ít hơn số TS nhiều (số vị GS chỉ đủ để liệt kê trong 1 cuốn sách cỡ 1 tập của bách khoa toàn thư). Nên có thể nói là “giáo sư” là một chức danh cao hơn TS.
>>>Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. Thì đây là một danh hiệu nhằm tôn vinh các nhà giáo tham gia công tác giảng dạy trực tiếp. Khác với Giáo sư và Phó giáo sư, vốn là một học hàm, xét theo tiêu chuẩn cụ thể, hoặc động trong cả giảng dạy và nghiên cứu; thì danh hiệu Nhà giáo chỉ dành cho những người trong ngành giảng dạy và xét trên những cống hiến đặc biệt trong ngành này. Về thứ bậc thì Nhà giáo Nhân dân cao hơn Nhà giáo Ưu tú. Bạn cũng có thể gặp một người đọc đầy đủ như sau “Ông NGUYỄN HÀM DƯƠNG, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú”.