Sự khác nhau giữa đặt cọc và ký cược

dat coc

Đây là ý kiến của mình nhé, bạn tham khảo.

·        Giống nhau

Đều là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Có sự chuyển giao tài sản bảo đảm là:

Đối tượng: Một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác

·        Khác nhau

Tiêu chíĐặt cọcKý cược
CSPLĐiều 328 BLDS 2015Điều 329 BLDS 2015
Khái niệmĐặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

 

Nội dung-Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và nhận đặt cọc

-Xử lí tài sản đặt cọc

 

-Quyền và nghĩa vụ của các bên.

-Xử lí tài sản kí cược

Mục đíchĐảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồngĐảm bảo việc trả lại tài sản thuê
Hậu quả pháp lýCó thể xảy ra với cả hai bên

 

+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Chỉ có thể xảy ra với bên thuê

+ Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê

+ Nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê

Giá trị tài sản bảo đảmNhỏ hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảmÍt nhất tương đương với giá trị tài sản thuê
Chủ thểBên đặt cọc

Bên nhận đặt cọc

Bên thuê

Bên cho thuê

Để lại một bình luận