Phân biệt số thẻ và số tài khoản

DSC 9712 1 1500x1001

Khi mở thẻ và tài khoản ngân hàng, mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một thẻ cứng và một số tài khoản để sử dụng. Số thẻ sẽ được in trên thẻ cứng này, còn số tài khoản thường được cung cấp trên một mẩu giấy hoặc qua email đăng ký (tuỳ vào ngân hàng).

DSC 9712 1

Số thẻ được in trực tiếp trên thẻ ATM.

  • Số thẻ thường được in nổi trên thẻ ngân hàng. Có 2 loại thẻ: 12 số và 19 số. Mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một dãy số riêng trên th. Trong dãy số thẻ, bốn chữ số đầu gọi là BIN (Bank Identification Numbers), được biết đến là số ấn định chung cho tất cả các ngân hàng. Hai chữ số tiếp theo trong dãy số thẻ tượng trưng cho ngân hàng nơi bạn mở tài khoản. Ví dụ: Vietcombank là 36, Techcombank là 07, v.v… Bốn chữ số sau đó là số mã khách hàng CIF (Customer Information File).
  • Số tài khoản thường được in ở mặt trong tờ giấy ghi số tài khoản mà bạn sẽ nhận được khi nhận thẻ tại ngân hàng. Tại một số ngân hàng, số tài khoản cũng được in nổi lên ngay trên thẻ ở góc dưới bên trái của mặt trước thẻ. Số tài khoản thường có 9 đến 14 số (tùy vào mỗi ngân hàng), trong đó 3 số đầu đại diện cho chi nhánh ngân hàng. Nhiều ngân hàng còn có kèm theo chữ cái trong số tài khoản, như Vietinbank là một ví dụ tiêu biểu.

Contents

2. Nên dùng số thẻ và số tài khoản khi nào?

Vì số thẻ và số tài khoản sẽ được sử dụng trong các trường hợp khác nhau, biết cách dùng đúng lúc sẽ mang lại rất nhiều tiện lợi và sự chủ động trong các giao dịch hằng ngày của bạn.

Số thẻ thường được dùng trong các giao dịch trực tuyến trên trang thương mại điện tử hoặc ứng dụng mua sắm. Khi đến bước thanh toán, bạn chọn phương thức phù hợp với loại thẻ đang dùng (thẻ ghi nợ tín dụng hoặc thẻ ATM nội địa v.v…), nếu đang sử dụng thẻ Timo debit thì phương thức thanh toán là thẻ ATM nội địa.

1542580 lazada21

Chọn phương thức thanh toán trên Lazada.vn

Số tài khoản được dùng cho các trường hợp nhận hoặc chuyển tiền. Ví dụ, khi mới vào làm ở công ty, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin ngân hàng gồm số tài khoản, tên chủ tài khoản, tên chi nhánh ngân hàng mở thẻ. Đây là trường hợp bạn cần dùng số tài khoản thay vì số thẻ. Hoặc khi mua hàng online, người bán/cửa hàng cũng sẽ gửi cho bạn số tài khoản để nhận được tiền cọc/khoản thanh toán. Số tài khoản rất quan trọng cho việc giao dịch chuyển tiền qua lại nên bạn nhớ lưu giữ, tránh làm mất nhé.

Chuy%E1%BB%83n ti%E1%BB%81n Timo

Chuyển tiền qua số thẻ nhanh hơn và chủ động trong cuối tuần.

Với Timo, dù dùng số thẻ hay số tài khoản bạn đều có thể chuyển tiền được. Đặc biệt hơn nữa, khi chuyển tiền cho một tài khoản Timo khác, bạn chỉ cần một trong ba thông tin sau: số thẻ, số tài khoản hoặc địa chị email đăng ký của người nhận tiền.

3. Lưu ý khi giao dịch qua số thẻ và số tài khoản

  • Tránh nhầm lẫn số thẻ và số tài khoản. Nếu đang thực hiện giao dịch nhưng nhận được thông báo là thông tin sai, nhớ kiểm tra lại xem bạn có đang nhầm số thẻ với số tài khoản hoặc ngược lại hay không. Số thẻ có 2 loại: 12 số và 19 số, số tài khoản thường có từ 9 – 14 số.
  • Không phải ngân hàng nào cũng cho phép chuyển tiền qua thẻ. Chỉ có những ngân hàng thuộc hệ thống Napas mới có thể chuyển khoản qua số thẻ cho nhau. Hiện tại có 27 ngân hàng, đó là:

Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB, VIB, VPBank, SHB, HDBank, TPBank, Ocean Bank, LienVietPostBank, ABBank, VietABank, BacABank, BaoVietBank, Navibank, OCB, GPBank, MHB, Hongleong Bank, SeaBank, PGBank, DongABank.

shutterstock 91635701

Chỉ những ngân hàng có liên kết với nhau mới có thể thực hiện chuyển khoản qua số thẻ.

 

 

Để lại một bình luận