Thanh toán giữa các khách hàng với nhau là việc thanh toán giữa các chủ tài khoản thanh toán được mở tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, đợc thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản. Hiện nay, thanh toán giữa các khách hàng có các phương thức sau: thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng thư tín dụng. Vậy thanh toán bằng ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi là gì? Liệu rằng hai hình thức ủy nhiệm này có gì khác nhau?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Thông tư 46/2014/TT-NHNN thì:
– Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi) là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền
– Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng
Ngoài ra, hai phương thức thanh toán ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi còn là hai phương thức thanh toán giữa các ngân hàng với nhau. Như vậy, hai phương thức thanh toán này khác phổ biến hiện nay, tuy nhiên, nó vẫn có sự tương đồng và không tương đồng nhất định, cụ thể như sau:
– Giống nhau:
+ Đều là một trong những loại hình của ủy nhiệm, ủy thách trách nhiệm cho một ai đó để đảm nhận trách nhiệm của người ủy nhiệm
+ Có rủi ro vì người ủy nhiệm không nắm bắt được năng lực thực sự của người được nhận ủy nhiệm, vì vậy khó mà tránh khỏi những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
– Khác nhau:
Đặc điểm | Ủy nhiệm thu | Ủy nhiệm chi |
Tính chất | Yêu cầu khách hàng nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cơ sở số lượng hàng hóa dịch vụ đã cung cấp | Lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền trong tài khoản của mình để rả cho người thụ hưởng |
Người lập | Do người thụ hưởng lập | Do người trả tiền lập |
Tính rủi ro | – Rủi ro người thụ hưởng cao – An toàn với người trả tiền | An toàn đối với người thụ hưởng |