1. Khái quát chung: Âm tiết và vị trí của nó trong hai ngôn ngữ
1.1. Âm tiết là gì?
- Định nghĩa
+ Tiếng Việt:
Âm tiết là một tổ hợp các âm tố được cấu tạo bởi một hạt nhân (nguyên âm) và các âm khác bao quanh (phụ âm)
+ Tiếng Anh:
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, có khả năng mang các hiện tượng ngôn điệu như trọng âm, ngữ điệu.
- Đối chiếu
Giống nhau: Định nghĩa về âm tiết trong TA và TV cơ bản là giống nhau.
Khác nhau: Tiếng Anh có âm tiết phụ âm
1.2. Vị trí của âm tiết trong hai ngôn ngữ Việt-Anh
Đặc điểm về cấu tạo, chức năng và vai trò của âm tiết trong các ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau là khác nhau.
– Tiếng Việt: cương vị ngôn ngữ học của âm tiết vừa là đơn vị phát âm, vừa là đơn vị hình thái học (hình vị) và cũng là đơn vị âm vị học (âm vị).
– Tiếng Anh: cương vị ngôn ngữ học của âm tiết là đơn vị phát âm.
- Đối chiếu:
- Giống nhau: + Âm tiết đều là đơn vị phát âm trong tiếng Việt và tiếng Anh.
+ Âm tiết đều trùng hình vị trong từ đơn tiết của tiếng Anh và tiếng Việt (tiếng Việt gọi chung là từ đơn) (từ tố).
+ Âm tiết đều trùng từ đơn tiết của tiếng Anh và tiếng Việt (tiếng Việt gọi chung là từ đơn).
- Khác nhau: – Tiếng Việt: Ngoài vai trò đơn vị phát âm, âm tiết có cả vai trò âm vị học và đơn vị hình thái. (Tiêng Việt là ngôn ngữ đơn lập).
+ Tiếng Anh: Chỉ có cương vị đơn vị phát âm. (Tiếng Anh là ngôn ngữ đa tiết tính, biến hình).
– Tiếng Anh có âm tiết phụ âm, đa âm tiết, có nối âm.
+ Tiếng Việt: đơn âm tiết, không nối âm
- 2. Bản chất của âm tiết
2.1, Các loại âm tiết
Tiếng Anh:
Dựa vào tính chất khép/mở của âm tiết :
- Âm mở: kết thúc bằng nguyên âm
Ví dụ: sea, shoe….
- Âm khép: kết thúc bằng phụ âm
Ví dụ: scream, stop….
Tiếng Việt:
Căn cứ vào vai trò âm kết thúc trong tạo âm hưởng âm tiết, âm tiết tiếng Việt được chia thành:
- Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm.
Ví dụ: ta, nga, lô nhô
- Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm.
Ví dụ: kết thúc, lấm tấm
- Nửa mở: kết thúc bằng một bán nguyên âm.
Ví dụ: ngoại, hậu, tay
- Nửa khép: âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang
Ví dụ: ngang, nhanh, bản thông tin
Đối chiếu:
- • Giống nhau: – Định nghĩa âm tiết
– Tiêu chí phân loại (Dựa vào tính chất khép mở của âm tiết).
– Đều có các âm: mở và khép
- • Khác nhau:
Tiếng Việt:
VD: hậu
| Tiếng Anh:
VD: thank you /Ɵӕŋk_kju/
VD: table /’teibl/ |
2.2 Bản chất âm tiết Việt-Anh
- a. Về mặt ngữ âm học
– Âm tiết được xác định như 1 lần căng cơ thịt bộ máy phát âm.
– Cấu tạo âm tiết: âm mở đầu (onset) – trung tâm (nucleus) – âm kết thúc (coda)
+ Âm trung tâm: đỉnh âm tiết – căng nhất
+ Âm mở đầu và âm kết thúc: ranh giới âm tiết (biên) – không căng
– Một âm tiết khi phát âm có thể được phân chia thành 3 giai đoạn: bắt đầu căng – căng lên – trùng xuống , kết thúc.
– 1 chuỗi các âm tiết: 1 chuỗi âm căng theo 3 mức trên
Trong tiếng Việt:
– Âm tiết nhỏ nhất dạng /ô/ /a/ … khó phân biệt hơn.
– Âm tiết thường viết rời nên dễ rạch ranh giới âm tiết
Trong tiếng Anh:
– Phân định ranh giới âm tiết từ bình diện ngữ âm học không đơn giản.
b. Về mặt âm vị học:
– Ranh giới âm tiết được xác định dựa trên các đặc điểm:
+ Âm mở đầu âm tiết thứ hai là nguyên âm hay phụ âm trong mối liên hệ với âm cuối của âm tiết trước đó.
+ Có bao nhiêu âm kết hợp.
Trong tiếng Việt:
+ PÂ mạnh cuối /k, p/. VD: học tập
+ PÂ mạnh đầu/t’, d/. VD: thi đua
+ PÂ mạnh hai đầu. VD: /t/ đứng giữa hai âm tiết như: quyết tâm
Trong tiếng Anh:
+ PÂ mạnh đầu có thể là 1 hoặc tổ hợp của 2 hoặc 3 phụ âm, nhưng không từ nào khởi đầu nhiều hơn 3 phụ âm VD: Split / split/
+ PÂ mạnh cuối có thể là 1 hoặc tổ hợp của 2, 3 hoặc (số rất ít) 4 phụ âm, nhưng không từ nào kết thúc trên 4 phụ âm. VD: Texts /teksts/
- a. Đối chiếu
– Giống: Bản chất âm tiết: bắt đầu căng – căng lên – trùng xuống, kết thúc
– Khác:
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Âm tiết thường trùng với từ hoặc nhỏ hơn từ | 1 từ có thể có 1 hoặc nhiều âm tiết àkhó xác định ranh giới âm tiết |
Sự phân biệt ranh giới âm tiết rạch ròi ở trường hợp có phụ âm và nguyên âm 2 âm tiết đi liền nhau | Không phân biệt rạch ròi (luyến âm) |
Không có âm tiết phụ âm | Có âm tiết phụ âm |
Âm tiết có sự ảnh hưởng của thanh điệu | Không có thanh điệu nhưng có trọng âm. |