Sự khác nhau giữa Quyền Anh và Muay Thái?

quyền anh và muay thái

Do Muay Thái chứa đựng vài nguyên lý cơ bản của Quyền Anh nên nhìn qua, Muay Thái và Boxing có một vài điểm tương đồng. Nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy chúng cũng có nhiều điểm khác biệt.

Khác biệt từ nguồn gốc xuất xứ

   Boxing, hay quyền anh được biết đến là môn võ du nhập và bắt nguồn từ các nước Châu Âu, bộ môn này khá nổi tiếng tại các đấu trường, sàn thi đấu Châu Âu trên thế giới.

Trong khi đó Muay Thai( quyền thái) lại bắt nguồn từ Thái Lan, một trong những nước thuộc khu vực Châu Á, và được bắt nguồn từ môn võ của những người lính, chiến binh trong quân đội, triều đình Thái Lan thời xưa.

Tư thế bước chân

Trong Muay Thái, tư thế bước chân hướng về phía trước, tương đối rộng, tay thẳng lên trên hoặc đặt bên dưới chán và cánh tay hướng về phía đối thủ với khuỷu tay hơi chếch ra ngoài một chút, hông hướng về phía trước. Bởi Muay Thái bao gồm những cú đá, gối, chỏ, đấm và clinching nên trọng lượng trên hai chân phải chuyển qua lại giữa chân trước và chân sau.

Tư thế cơ bản trong Boxing đặc biệt hẹp hơn một chút so với tư thế Muay Thái với hông chếch về phía sau nhiều hơn một góc 50 – 80 độ, đầu và lưng hơi ngả về phía trước. Tư thế này có xu hướng dài hơn so với tư thế của Muay Thái truyền thống.

Điểm khác biệt chính trong tư thế của Boxing và Muay Thái chính là vị trí tư thế hông. Các tư thế trong Boxing đều có mục đích hạn chế để lộ mục tiêu tấn công trước đối thủ. Do đó vị trí hông phải quay ra bên ngoài, ngược chiều kim đồng hồ. Còn vị trí hông của Muay Thái lại hướng ra phía trước, tương đối rộng để cho phép đá các cú thăm dò và đưa cú đá ra nhanh hơn ở chân sau.

Vị trí tay trong Muay Thái và Boxing

Muay Thái: Tuy có nhiều vị trí tay khác nhau nhưng vị trí tay thường thấy chính là giữ cả 2 tay cao quá mặt với mặt ngoài cẳng tay hướng về đối thủ. Tư thế tay này được sử dụng chủ yếu để tránh những đòn trỏ vào mặt và né đòn đá vào đầu. Trong luật thi đấu của Muay Thái, nếu bạn trúng đòn này thì đây sẽ là đòn đánh cuối cùng của trận đấu. Do đó, việc giữ cho tay đưa lên cao rất quan trọng trọng Muay Thái

Boxing: Vị trí tay giữ cao và bao phủ trước mặt thường được tận dụng khi ở rất áp sát đối thủ hoặc trong phòng thủ. Một tư thế tay cũng rất hay được sử dụng chính là bàn tay phải chạm phần thấp hơn của cằm phải, tay trái được giữ cao, cằm được khép lại vào vai trái và đầu cúi xuống và hông chếch ra ngoài để phần bụng bị hở không bị tổn thương.

Động tác chân trong Muay Thái và Boxing

Các động tác chân trong Muay Thái không được sử dụng nhiều như trong Boxing. Các động tác chân cũng khá đơn giản. Chân trước cũa võ sĩ sẽ tập trung ít trọng lượng cơ thể hơn khi so sánh với cùng động tác này của võ sĩ Boxing. Khi bước né đối thù, chân sau lùi về sau, sau đó chân trước bước theo. Có một đặc điểm khác với Boxing ở đây chính là: võ sĩ đấm bốc Thái không có xu hướng ngả ra sau nhiều trên chân sau như võ sĩ Boxing.

Trong Boxing các động tác chân luôn được chú trọng. Khi đạt đến đẳng cấp cao, động tác chân của võ sĩ như một điệu tăng-gô, giậm nhảy nhẹ nhàng xung quanh đối thù, xoay vòng (pivot) và nhún nhảy (bouncing). Mỗi tay đấm sẽ phản ứng với điệu nhảy của đối phương khác nhau.

Dù khác nhau ở nhiều điểm, nhưng chung quy lại Boxing hay Muay Thai đều là những môn võ tốt, giúp mọi người có thể tang cường sức khỏe, thể lực cũng như sức mạnh, đồng thời giúp cho người học võ có khả năng tự vệ tốt hơn trong cuộc sống. Vậy nên nếu như các bạn muốn học võ để có sức khỏe tốt, tăng cường sức mạnh cũng như để phòng than tự vệ thì có thể thử sức với cả 2 bộ môn võ trên.

Để lại một bình luận