Sự khác nhau giữa biển và đại dương

bien va dai duong
Đôi khi người ta không phân biệt giữa các thuật ngữ ấy, mà hiểu chúng là bất kỳ một bể lớn nào chứa đầy nước mặn. Tuy nhiên, theo quan điểm địa lý, biển là bể nhỏ hơn nhiều so với đại dương. Nói khác đi, biển là một bộ phận của đại dương.
Đại dương thế giới có thể tích bao nhiêu?
Nó dao động trong khoảng từ 1.320 đến 1.380km3 , nhưng số liệu tin cậy nhất cho ta con số 1.368km3. Thể tích đất liền cao trên mặt nước biển chỉ chiếm 1/18 thể tích đại dương. Nếu bề mặt Trái đất hoàn toàn bằng phẳng thì đại dương sẽ phủ lên nó một lớp nước dày gần 2.700m.
Đại dương nào sâu nhất?
Sâu nhất trong các đại dương là Thái Bình Dương. Độ sâu trung bình của nó là 4.282m. Ấn Độ Dương có độ sâu trung bình 3.963m, Đại Tây dương 3.926m. Người ta tính các độ sâu đó không kể đến các biển thuộc thềm lục địa. Chẳng hạn, độ sâu trung bình của biển Baltic chỉ bằng 54m.
Tuổi các đại dương?
Tuổi các trầm tích được xác định là 3 tỷ năm. Một số nhà bác học cho rằng đại dương cũng cổ gần như bản thân trái đất và cho rằng các bể của đại dương có đầy nước (ít ra là một phần) khoảng gần 4 tỷ năm về trước. Ngày nay, thịnh hành ý kiến cho rằng với sự lạnh đi của trái đất và sự ngưng tụ hơi nước, lúc ban đầu các bể đại dương chỉ đầy nước đến 5-10%. Chắc chắn rằng các bể được đầy nước dần dần trong quá trình hình thành các lục địa, khi từ các độ sâu của trái đất, nước thoát ra dưới dạng các nguồn nóng và do các hoạt động núi lửa.
Có bao nhiêu đại dương trên thế giới?
Các nhà hải dương học chia đại dương thế giới thành ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cũng có xu thế chia đại dương thế giới thành bảy đại dương (theo con số bảy biển trong thần thoại): Bắc Băng dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Đại Dương Nam cực . Theo cách phân loại được công nhận ở Liên Xô (trước đây), đại dương thế giới được chia thành: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Đại Dương Nam cực. Phòng Thủy văn quốc tế ở Monaco không coi Đại Dương Nam cực là một đại dương riêng biệt. Lẽ dĩ nhiên, ranh giới nào giữa các đại dương cũng chỉ là quy ước, thực tế chỉ có một đại dương thế giới duy nhất.
Đại Dương Nam cực là gì?
Thường người ta dùng tên này để gọi vùng nước bao quanh Nam cực. Đới hội tụ Nam cực nằm gần 55o vĩ độ Nam được coi là ranh giới phía bắc của nó, tuy nhiên không có ranh giới địa lý rõ rệt đối với Nam Đại Dương. Nhiều nhà hải dương học coi vùng nước bao quanh lục địa Nam cực là các phần phía nam của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Trả lời