Sự khác nhau giữa Hoang mạc và Sa mạc

sahara

Contents

Hoang mạc là gì?

Hoang mạc là vùng đặc trưng bởi khí hậu khô nóng, khắc nghiệt. Lượng mưa trung bình tại đây rất thấp chỉ khoảng 200-250mm/năm nhưng lượng bốc hơi rất lớn từ 900 đến 1500mm ở trên mặt nước thoáng.

Chính vì vậy, ở hoang mạc rất hiếm có sông suối. Do đó chỉ có những loài động vật, thực vật nào có khả năng chịu hạn rất cao mới thích nghi và tồn tại được ở nơi đây.

Hoang mạc

Thực vật nơi đây chủ yếu là những loại có khả năng chịu hạn cao và thích nghi được với môi trường khắc nghiệt.

  • Những loại cây có vòng đời ngắn ngủi trong mùa mưa và hạt có thể tồn tại trong mùa khô kéo dài.
  • Những loại cây mọng nước như xương rồng, có thể tích trữ lượng nước lớn, lá biến thành gai để hạn chế tối đa sự mất nước.
  • Những loại cây lớn, có bộ rẽ ăn sâu xuống tầng đất sâu nhất để hút nước.

Hệ động vật nơi đây khá phong phú từ các loài nhỏ bé như bọ cạp, tắc kè đến các loài to lớn như linh cẩu, cáo, linh dương sừng xoăn, lạc đà…. Đây đều là những loài có khả năng chịu nóng, chịu khát cao. Để tồn tại được trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi đây chúng thường đi săn, kiếm ăn vào buổi tối, còn ban ngày trú ngụ tại các hang động hoặc dưới tán cây tránh nắng.

Bọ cạp

Dựa vào tính chất, các nhà khoa học phân ra 4 loại hoang mạc khác nhau:

  • Hoang mạc đất sét
  • Hoang mạc cát
  • Hoang mạc đất muối
  • Hoang mạc đồi núi.

Sa mạc là gì?

Gần giống hoang mạc, sa mạc cũng là nơi có khí hậu khắc nghiệt với lượng mưa rất ít. Nhưng khí hậu, thời tiết, điều kiện sống ở sa mạc khắc nghiệt hơn nhiều lần so với hoang mạc.

Lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi lớn hơn do nhiệt độ cao hơn, độ ẩm không khí gần như bằng 0. Ngoài ra lượng bức xạ mặt trời ở nơi đây vô cùng lớn. Nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm rất cao có thể lên tới 80 °C.

Sa mạc

Điều này khiến cho hầu hết các loài động thực vật có khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu khát cao cũng không thể sống được nơi đây. Chỉ những loài động vật có khả năng chịu hạn phi thường như lạc đà mới có thể tồn tại nổi.

Những hoang mạc, sa mạc lớn nhất thế giới

1. Nam Cực – 14.200.000 km²

Nam Cực

Có thể khá nhiều người bất ngờ khi biết rằng, Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới. Nó rộng gấp rưỡi sa mạc Sahara nổi tiếng.

Có đến 99% diện tích của Nam Cực bị băng bao phủ, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng -48°C. Do môi trường sống quá khắc nghiệt, thực vật không thể tồn tại ở đây. Động vật cũng rất ít, nổi tiếng nhất có thể kể đến loài hải cẩu.

2. Sahara – 8,6 triệu km²

Sa mạc sahara

Sahara là sa mạc cát lớn nhất thế giới và được các chuyên gia đánh giá là sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới. Hầu như không có thảm thực vật giữ nhiệt nên khi đêm xuống nhiệt độ tụt nhanh và sâu, khiến cho sự chênh lệch nhiệt độ rất cao.

3. Sa mạc Ả Rập – 2,3 triệu km²

Sa mạc Ả Rập

Sa mạc Ả Rập có nhiệt động không đồng đều ở các khu vực, ở trung tâm sa mạc có nhiệt độ lên tới 54°C, ở những nơi gần rìa thì ẩm hơn, đôi khi còn có sương mù bao phủ. Lượng mưa tại đây cũng phụ thuộc vào các khu vực khác nhau có nơi chỉ dưới 100mm/năm, cũng có nơi lên tới 500mm/năm. Và có những khu vực nhờ sự tưới tiêu của con người mà 1 phần nhỏ sa mạc đã được phủ xanh trở lại.

4. Gobi – 1,3 triệu km²

Sa mạc Gobi

Gobi là sa mạc nổi tiếng nhất châu Á, bao phủ 1 vùng rộng lớn Mông Cổ và Trung Quốc. Tuy là sa mạc khắc nghiệt nhưng ở 1 vài nơi đặc biệt, thời tiết cũng chia thành 2 mùa mưa-khô rõ rệt chứ không phải khô nóng quanh năm.

Tại sa mạc Gobi, một bộ xương hóa thạch của T-Rex đã từng được phát hiện. Theo các nhà khảo cổ, đây là địa điểm lý tưởng để khai quật hóa thạch khủng long. Bên cạnh đó, Gobi vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn gắn nhiều với các tin đồn về UFO, người ngoài hành tinh.

5. Kalahari – 930.00 triệu km²

Sa mạc Kalahari

Kalahari đứng thứ 5 trong danh sách, nó trải dài một vùng rộng lớn của Nam Phi, Botswana và Namibia. Lượng nước nhận được vẫn cao hơn nhiều hoang mạc khác dù chỉ đạt mức 500mm/năm

 

Để lại một bình luận