Sự khác nhau giữa công chức, viên chức và cán bộ

canbo

Hiện nay, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đang chiếm số lượng đông đảo. Tuy nhiên, việc phân biệt rõ về các đối tượng này không phải là điều dễ dàng.

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Nơi công tácTrong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện

 

– Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)

– Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Nguồn gốcĐược bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chếĐược tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chếĐược tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng
Tập sựKhông phải tập sự– 12 tháng với công chức loại C

– 06 tháng với công chức loại D

Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc.
Hợp đồng làm việcKhông làm việc theo chế độ hợp đồngKhông làm việc theo chế độ hợp đồngLàm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lươngHưởng lương từ ngân sách nhà nướcHưởng lương từ ngân sách nhà nước

(Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Bảo hiểm xã hộiKhông phải đóng bảo hiểm thất nghiệpKhông phải đóng bảo hiểm thất nghiệpPhải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Bãi nhiệm

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

 

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)

Ví dụ về từng đối tượng– Thủ tướng

– Chánh án TAND tối cao

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân…

– Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện

– Thẩm phán

– Thư ký tòa án

– Kiểm sát viên…

– Bác sĩ

– Giáo viên

– Giảng viên đại học

Căn cứLuật Cán bộ, Công chức 2008– Luật Cán bộ, công chức 2008

– Nghị định 06/2010/NĐ-CP

Luật Viên chức 201

Để lại một bình luận