Lữ đoàn (tiếng Anh:brigade) là một đơn vị biên chế của quân đội, thấp hơn cấp sư đoàn, cao hơn cấp tiểu đoàn, ngang cấp trung đoàn nhưng thường đông hơn với quân số từ 3500 đến 9000 tùy theo quân đội từng nước. Ở Hoa Kỳ, lữ đoàn đôi khi gồm hai trung đoàn. Lữ đoàn có thể nằm trong một sư đoàn- trước đây là lữ đoàn bộ binh. Lữ đoàn cũng có thể là đơn vị độc lập- khi đó thường là đơn vị của các binh chủng phối hợp như pháo binh, tăng-thiết giáp, nhảy dù, đặc công.
Contents
Lữ đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Một lữ đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam thường gồm khoảng 3500 người, bao gồm đầy đủ các thành phần binh chủng:
- Lữ đoàn bộ: chỉ huy lữ đoàn, các đơn vị trinh sát, thông tin liên lạc,…
- 4 tiểu đoàn bộ binh
- 1 tiểu đoàn pháo
- Một số đại đội hỏa lực
- Một số đại đội công binh, quân y,…
Lữ đoàn tăng thiết giáp gồm một số tiểu đoàn, 80-100 xe. Lữ đoàn pháo binh, cao xạ gồm 4-5 tiểu đoàn, 40-50 khẩu.
Sư đoàn (tiếng Anh:division) là một đơn vị có quy mô tương đối lớn trong quân đội, nhỏ hơn quân đoàn, lớn hơn trung đoàn thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính. Trong lục quân các nước một sư đoàn bao gồm các trung đoàn hay các lữ đoàn. Các sư đoàn lại tạo thành một quân đoàn. Trong chiến tranh hiện đại, một sư đoàn thường là các đơn vị chiến đấu hợp thành lớn nhất có khả năng tác chiến độc lập, tự cung cấp, đảm bảo cho các hoạt động của mình.
Sư đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Sư đoàn bộ binh cơ giới
Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới, 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo phản lực và các tiểu đoàn công binh, thông tin, trinh sát, vận tải….
Sư đoàn Không quân
Tương đương với Liên đoàn bay (Group) của Anh, Không đoàn bay (Wing) của Mỹ.
Sư đoàn không quân gồm một số trung đoàn không quân.
Sư đoàn Phòng không
Sư đoàn phòng không gồm một số trung đoàn cao xạ và tên lửa đất đối không