Sự khác nhau giữa rồng châu Âu và rồng châu Á

1483968307 148394752253868 co copy

Contents

Rồng là một loài vật tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Loài vật này xuất hiện trong hầu khắp các thần thoại, truyền thuyết của các nền văn minh thế giới. Nó thường là đại diện cho sức mạnh, một thứ sức mạnh phi thường nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, thứ sức mạnh mang tính ám ảnh này lại có sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây trên nhiều phương diện.

Sự khác biệt về hình dáng

Rồng phương Đông hay rồng ở các quốc gia châu Á được mô tả trong các truyền thuyết, truyện cổ thường có mình dài, toàn thân có vảy. Không có cánh nhưng lại có thể tự do bay lượn. Đầu có bờm sư tử và sừng hươu. Đa phần rồng ở các quốc gia châu Á được mô tả là có màu vàng.

Trong khi đó rồng phương Tây hay rồng ở các quốc gia châu Âu lại được mô tả là một loài vật có sức mạnh to lớn, thường có 3 đầu. Một số con cũng chỉ có một đầu. Tuy nhiên hình dáng thì khác hẳn so với rồng phương Đông. Nó được mô tả giống như một loài thằn lằn, có thể khè ra lửa. Da dày và rắn chắc. Chúng có đôi cánh như cánh rơi nhưng to khỏe và có thể bay lượn dễ dàng.

Rồng phương Đông mang nhiều ý nghĩa tâm linh

Sự khác biệt về tính biểu tượng.

Trong văn hóa tâm linh của con người thuộc các quốc gia phương Đông, rồng luôn là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ. Đó là đại diện cho những gì cao quý nhất và đáng tôn thờ nhất. Rồng tượng trưng cho vua, cho thần thánh. Đây là biểu tượng của sự ban phát điềm lành, của sự bao bọc mà những thế lực linh thiêng dành cho con người. Nó còn đại diện cho chủ nghĩa anh hùng. Chính vì vậy rồng rất được tôn thờ trong văn hóa phương Đông.

Đối với văn hóa phương Tây thì tính biểu tượng của con rồng lại mang một thái cực hoàn toàn khác. Rồng trong văn hóa phương Tây lại là đại diện cho thứ sức mạnh tà ác. Chúng tồn tại cùng với sức mạnh của mình luôn là một nỗi ám ảnh đối với con người. Tuy nhiên, trong hầu hết các thần thoại Tây phương chúng đều chết thảm dưới tay của các hiệp sĩ.

Rồng phương Tây là đại diện cho sức mạnh hung hãn, đáng sợ.

Sự khác biệt về hành vi.

Rồng trong tưởng tượng của các quốc gia châu Á mang tính linh thiêng. Thường mang sức mạnh to lớn của mình, đại diện cho thần thánh cứu giúp dân lành. Rồng chính là linh thú bảo vệ xã tắc bình an.

Rồng trong thần thoại phương Tây lại thường sử dụng sức mạnh của mình vào mục đích đen tối. Nó thường canh giữ của cải, người đẹp…Tuy nhiên lại tỏ ra là một thứ sức mạnh “hữu dũng vô mưu”. Nó luôn được miêu tả là một loài quái vật hung tợn và tăm tối.

Rồng phương Đông là đại diện cho điềm lành

Sự khác biệt về mặt ý nghĩa xã hội.

Rồng phương Đông đại diện cho vua chúa, cho cuộc sống vương giả. Đây là linh thú đứng đầu trong tứ linh của văn hóa phương Đông là long, ly, quy, phượng. Vì vậy rồng mang ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của người châu Á.

Rồng phương Tây mang một ý nghĩa xã hội hoàn toàn khác. Đây là loài vật đại diện cho những gì xấu xa nhất và là thế lực mà con người luôn muốn chống lại.

Rồng phương Tây là thứ sức mạnh mà con người luôn muốn chống lại.

Như vậy sự xung đột văn hóa Đông Tây là điều vẫn luôn luôn hiện diện. Do vị trí địa lý, địa hình, quá trình phát triển… mà sự xung đột này luôn tồn tại. Điều này đã tạo nên sự đa dạng vô cùng thú vị. Sự khác biệt của văn hóa Đông Tây sẽ luôn là một đề tài hay ho cho những ai thích khám phá văn hóa và văn minh nhân loại.

Rồng châu Á không có cánh nhưng vẫn biết bay.

Rồng là loài vật hư cấu được phát triển và xuất hiện trong văn hóa nhiều quốc gia châu Á cũng như châu Âu. Theo tác giả  Ingersoll Ernest trong cuốn “Hình tượng rồng và văn hóa rồng”, tại Trung Quốc, sinh vật này được xem là biểu tượng của vua (thiên tử) với sức mạnh phi thường như hô phong hoán vũ, lấp trời vá bể.

Trong quan niệm của châu Á, rồng thường có mình dài như rắn, 4 chân và biết bay dù không có cánh. Lí giải điều này, một nguyên nhân cơ bản được đưa ra là bởi rồng đại diện cho thế lực siêu nhiên, có năng lực phi phàm, không cần dùng cánh vẫn bay được. Rồng châu Á có thể phun lửa hoặc hút nước làm mưa vô cùng đa dạng.

Rồng châu Âu với hai cánh giúp chúng bay lên trời.

Rồng trong quan niệm của người Trung Quốc thể hiện sự trường sinh bất tử, sức mạnh vô song và vượt qua mọi chướng ngại.

Trái lại, rồng châu Âu mang hơi hướng của một loài sinh vật hung dữ với toàn thân phủ vảy như rắn, miệng luôn phun lửa và đôi cánh như cánh dơi để bay lên trời. Trong truyện cổ hay phim ảnh, rồng Tây có vẻ bay khá “vất vả” vì phải tuân theo quy luật vật lý. Điều này dường như phản ánh tư duy thiên về logic của người phương Tây.

Để lại một bình luận