HÁ CẢO VÀ SỦI CẢO KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO, CÁCH ĂN CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

tải xuống 1 1

Há cảo và sủi cảo khác nhau ở nguồn gốc xuất xứ và thời điểm dùng món nữa. Há cảo là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng trong món điểm sấm.

Đối với ẩm thực Philippines thì món này dùng trong bữa xế. Sủi cảo còn gọi là bánh chẻo là một loại bánh hấp của Trung Quốc được ăn phổ biến ở Đông Á.

Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc Trung Quốc.

Contents

I – Há cảo và sủi cảo khác nhau như thế nào ? Cách phân biệt giữa 2 món

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Mọi người đều biết sủi cảo và há cảo là những món ăn vô cùng nổi tiếng có xuất xứ từ ẩm thực Trung Quốc vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.

Tuy nhiên nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng 2 loại bánh sủi cảo và há cảo này có gì khác nhau hay không? Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này sukhacnhau sẽ chia sẻ ngay những thông tin dưới đây, đừng bỏ qua nhé!

1. Há cảo là gì?

Há cảo là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng trong món điểm sấm.

Há cảo được ăn vào buổi nào trong ngày?

Đối với ẩm thực Philippines thì món này dùng trong bữa xế. Món bánh này có thể tự làm vừa nhanh lại vừa dễ dàng, cũng có thể dùng làm món khai vị, ăn chay hay ăn mặn đều hợp.

Há cảo là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu

Há cảo là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu

Há cảo dễ chế biến và không gây nặng bụng, nó còn là món ăn lý tưởng để làm mồi nhậu. Với lớp vỏ trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm hấp dẫn khiến thực khách cảm thấy hấp dẫn.

Há cảo được làm từ những gì?

Há cảo cấu tạo gồm hai phần là vỏ bánh và nhân thịt. Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột há cảo, bột năng, nhân bánh thì có thể đa dạng gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả, nguyên liệu làm gồm nước sôi để luộc, dầu mỡ, hành, mắm, muối… há cảo thông dụng là món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên.

Há cảo tùy theo mỗi quốc gia có cách chế biến, gia giảm khác nhau. Há cảo kiểu Việt Nam khi chín có độ trắng trong và ăn mềm, há cảo kiểu Nhật khi ăn bánh vẫn còn giòn tan như cái giòn của vỏ bánh xèo.

Cũng từ một nguồn há cảo gốc Trung Hoa khi đến các nước khác, nó được biến hoá cho phù hợp với văn hóa của đất nước đó mà trở nên đa dạng hơn.

Há cảo và sủi cảo khác nhau như thế nào, cách ăn có giống nhau không?

Há cảo và sủi cảo khác nhau như thế nào, cách ăn có giống nhau không?

Tuy là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng nguyên liệu và cách làm lại khá gần gũi với người Việt Nam. Há cảo được biến tấu thành nhiều vị khác nhau, tùy thuộc vào sở thích ăn của từng người để trộn nhân bánh.

Có há cảo nhân tôm cua, há cảo nhân hẹ, nhân rau củ… Há cảo sau khi cuốn được chiên giòn trong dầu vàng ươm, giòn tan, ăn rất ngon miệng.

2. Sủi cảo là gì?

Sủi cảo còn gọi là bánh chẻo là một loại bánh hấp của Trung Quốc được ăn phổ biến ở Đông Á.

Sủi cảo được ăn vào dịp nào?

Sủi cảo là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc.

Mặc dù được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây.

Nguyên liệu của sủi cảo bao gồm những gì?

Sủi cảo thường bao gồm thịt nghiền hoặc rau chất đầy và cuốn trong một mảnh bột mỏng, sau đó được ép chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp.

Sủi cảo được chia làm bốn loại khác nhau tùy thuộc vào cách nấu bánh

  • Sủi cảo luộc
  • Sủi cảo hấp
  • Sủi cảo chiên trong nồi hay còn được gọi là sủi cảo chiên khô
  • Sủi cảo sử dụng trứng thay cho bột để bọc bánh được gọi là “Sủi cảo trứng”
Sủi cảo được chia làm bốn loại

Sủi cảo được chia làm bốn loại

3. Sự khác nhau giữa sủi cảo và há cảo ra sao

Theo 2 thông tin giới thiệu trên thì chúng ta có thể dễ dàng thấy được sủi cảo và há cảo có phần nhân và vỏ bánh gần như tương đồng với nhau, cả những các chế biến cũng giống nhau.

Điểm khác biệt để mọi người nhận biết 2 loại đặc sản này của Trung Quốc chính là hình dạng và vỏ bánh, thông thường sủi cảo thường có dạng dài, dẹp và có nếp gấp trên viền bánh còn há cả phổ biến với dạng hình tròn.

Sự khác nhau giữa sủi cảo và há cảo là gì

Sự khác nhau giữa sủi cảo và há cảo là gì

Tuy nhiên mọi người hoàn toàn có thể biến tấu thành bất cứ hình dạng nào mà mình yêu thích nên đây cũng không được xem là điểm khác biệt chính giữa há cả và sủi cảo.

Đối với vỏ bánh, vỏ sủi cảo thường có màu vàng hơn trong khi vỏ há cảo lại có màu trắng và trong hơn. Tóm lại bạn có thể yên tâm rằng sủi cảo và há cảo hầu như giống nhau đến 90% nhé.

Theo ý kiến cá nhân thì há cảo ngon hơn sủi cảo ở chỗ khi hấp các chất ngọt, chất bổ, gia vị của cái bánh còn giữ nguyên trong đó, khi ăn mùi vị đậm đà, thơm béo hơn.

Sủi cảo do luộc trong nước nên một phần các chất bổ và hương vị cũng tan ra nước, mùi vị viên sủi cảo kém hơn há cảo.

Nếu chúng ta nấu mì ăn với sủi cảo tại nhà, ta có thể cho viên sủi cảo vô nồi nước súp để luộc, sau đó ta dùng luôn nước súp đó ăn mì thì không mất đi đâu mà sợ.

4. Há cảo, sủi cảo tiếng anh là gì

Sủi cảo có tên tiếng Anh được dịch là ravioli soup hay shuijiao; Chinese boiled dumpling; shrimp wonton

  • Để mua sủi cảo à? – For dim sum?
  • Chúng ta phải ăn sủi cảo – We should eat dumplings.
  • Cái gì cũng được, chỉ cần không phải là sủi cảo chiên. – Anything will be fine except for fried dumplings

Há Cảo có tên tiếng Anh là Shrimp Dumpling hoặc Dimsum

II – Học cách làm sủi cảo thơm ngon

Nguyên liệu

  • Cải thảo non: 4-5 lá
  • Thịt nạc xay: 300gr
  • Vỏ bánh sủi cảo: 30 cái (có thể tìm mua ở các siêu thị)
  • Muối, xì dầu, dầu vừng
  • Hành lá, rau mùi, gừng
  • Trứng: 2 quả

Cách làm sủi cảo nhân thịt

Cải thảo ngâm trong nước muối loãng 15 phút. Sau đó rửa lại thật sạch, để ráo. Thái chỉ lá cải thảo rồi vắt cho thật kiệt nước. Để riêng ra một bát tô.

Hành lá, rau mùi nhặt rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.

Trộn đều các nguyên liệu thịt nạc xay, cải thảo thái chỉ, hành lá, rau mùi, gừng cùng 3 thìa canh xì dầu, 2 thìa canh dầu vừng rồi đập 2 quả trứng vào bát tô.

Trộn đều các nguyên liệu thịt nạc xay

Trộn đều các nguyên liệu thịt nạc xay

Chuẩn bị một bát con nước sạch. Đặt vỏ sủi cảo lên bề mặt phẳng, xúc một thìa nhân vào giữa (lượng nhân vừa với kích thước vỏ, nhiều nhân quá khi hấp bánh nở sẽ bị bục)

Chấm nước vào quanh mép vỏ rồi gập đôi, miết chặt miệng lại. Sau đó kéo 2 góc hai bên tạo thành nếp gấp là xong.

Đặt nồi hấp lên bếp, xếp sủi cảo vào chõ. Chú ý không để quá sát nhau, khi hấp bánh nở sẽ bị dính vào nhau.

Sau khi nước sôi hấp khoảng 5 – 10 phút là bánh chín. Khi chín vỏ bánh sẽ có màu trong hơn.

Hấp khoảng 5-10 phút là bánh chín

Hấp khoảng 5-10 phút là bánh chín

Như thế là bạn đã hoàn thành xong cách làm sủi cảo đúng chuẩn Trung Quốc rồi đấy. Đảm bảo sẽ vô cùng thơm ngon và ăn không dứt luôn nhé.

III – Cách làm há cảo đúng chuẩn Trung Hoa

Nguyên liệu cần có

  • Thịt xay 150g
  • Tôm tươi 150g
  • Nửa thìa muối trắng
  • 100g nấm tùy chọn: nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm…
  • Nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, hành khô, hành lá
  • Vỏ bánh há cảo

Chi tiết cách làm há cảo đơn giản

Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô bóc bỏ vỏ, thái nhỏ. Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ.

Tôm bóc lấy phần nõn tôm, thái thật nhỏ. Đem phi thơm hành khô, cho nõn tôm vào xào nhanh trong khoảng 2 phút với ít nước mắm cho thơm.

Sau đó đem nõn tôm trộn đều cùng thịt băm, nấm hương, mộc nhĩ, hành hoa và một ít hạt nêm, hạt tiêu.

Đem nõn tôm trộn đều cùng thịt băm

Đem nõn tôm trộn đều cùng thịt băm

Cho 1 ít nhân vào giữa vỏ bánh, dùng tay nhúng nước bôi quanh mép của vỏ bánh rồi bắt đầu tạo hình cho bánh theo sở thích của bạn, miễn là để miệng vỏ bánh được bịt kín và không rơi thịt ra ngoài.

Phết một lớp dầu ăn lên dụng cụ hấp bánh để chống dính rồi xếp bánh vào. Đun sôi nước, cho bánh vào hấp khoảng 15p là bánh chín.

Lấy há cảo ra khỏi nồi, đợi cho bớt nóng rồi dùng ngay sẽ rất ngon đấy nhé.

 

Để lại một bình luận