Sự khác nhau giữa các tác phẩm kiếm hiệp Nhật – Trung – Hàn Nguồn? Bàn về “võ quốc” thì châu Á chỉ có ba quốc gia này được nhắc tới nhiều nhất: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Nhưng phong cách viết truyện, làm phim của từng nước cũng rất khác, hãy cùng so sánh nhé!
Contents
1. Kiếm hiệp là gì?
Nếu như phương Tây có dòng tiểu thuyết về hiệp sĩ thì châu Á có dòng tiểu thuyết kiếm hiệp làm đối trọng.
Nội dung nói về những anh hùng lang thang truy cầu võ học, hành hiệp trượng nghĩa. Và có lẽ cũng chính vì tinh thần hào hùng mà dòng văn học này đem lại đáp ứng những mơ ước của con người nên dù đã trải qua hàng bao thập kỉ thì các tác phẩm kiếm hiệp vẫn còn nguyên sức hút với độc giả.
2. Sự khác biệt giữa kiếm hiệp Nhật – Trung – Hàn
Kiếm hiệp Hàn Quốc
Hàn Quốc không chú trọng đề tài này, truyện tranh thì chỉ có bộ Hiệp Khách Giang Hồ là đáng nhắc tới.
Hiệp Khách Giang Hồ là bộ truyện tranh võ lâm hài hước nhiều tập của Hàn Quốc.Đây là truyện hiếm hoi của Hàn Quốc về đề tài kiếm hiệp.Các chiêu thức đươc vẽ và minh họa tỉ mỉ xen kẽ yếu tố hài hước tạo nên nét độc đáo riêng cho bộ truyện này.
Phim kiếm hiệp không phải thế mạnh của xứ sở kim chi, số lượng tính tới thời điểm này chỉ có khoảng hơn ba chục nhưng đều là các kiệt tác khi kết hợp với sự kiện lịch sử, dàn nhân vật đẹp, tình yêu (điểm mạnh của phim Hàn).
Cách chiến đấu hoa mĩ nhưng hoàn toàn thực tế, sử dụng kĩ năng võ học, trau chuốt đến từng đường kiếm, không dính líu tới chưởng, bay nhảy phi lý.
Các tác phẩm tiêu biểu về kiếm hiệp Hàn Quốc có thể kể đến như:
Kundo: Age Of the Rampant
Đây là bộ phim nói về khoảng thời gian đen tối của thời Joseon, khi quan và các địa chủ hợp mưu bóc lột người dân, có một nhóm người đã đứng lên khởi nghĩa chống lại. Trong phim này, các nhân vật chính và phụ đều sử dụng một loại vũ khí riêng và rất điêu luyện, đẹp mắt.
Các bạn có thể xem thêm giới thiệu về phim Kundo: Age Of Rampant qua video dưới đây:
Cũng nói về thời Joseon, vua Jeongjo mới đăng quang và phải đối đầu với những âm mưu thù địch của đám quyền thần. Một nhóm sát thủ được lập ra để ám sát vị vua trẻ nhưng vua Jeongjo chưa bao giờ là một vị vua kém cỏi, đã tự mình điều khiển vệ binh chống trả. Trong phim này thì bạn sẽ được thưởng thức những phát cung thần sầu hay đường kiếm điêu luyện chết người của vua Jeongjo và thủ lĩnh đội sát thủ Eul-soo.
Kiếm hiệp Nhật Bản
Nhật Bản thì từ rất lâu đã có tiểu thuyết kiếm hiệp, đầu tiên kể từ thời Heian với tác phẩm Câu Chuyện Về Heikei (Heike Monogatari). Cũng kể từ thời đại đó, tinh thần võ sĩ đạo (bushido) luôn ở trong mỗi con người Nhật từ khi mới lọt lòng nên có vô số phim, truyện về đề tài này.
Ngoài ra, tiểu thuyết về kiếm đạo Nhật Bản được gọi là “tiểu thuyết thời kì”, bạn có thể tham khảo kiệt tác Miyamoto Musashi
Có điều cũng giống Hàn Quốc, phim hay truyện kiếm hiệp Nhật Bản đều không thiên về “chưởng” mà chỉ đàm luận về tinh thần, lý tưởng võ thuật là chính, các thế kiếm được miêu tả giản đơn theo kiểu “nhất kích tất sát” – một đao giết người.
Ở Nhật, thời đại kiếm khách có thể chia thành hai giai đoạn:
Thời
Thời Mạc Phủ: lúc này các Samurai đã mất đi vị thế trong thời bình, kiếm khách thường là những người rèn luyện võ học, mở võ đường, đi tỉ thí tay đôi hoặc nổi bật nhất là các Shinshengumi – những kiếm sĩ bảo vệ trật tự thời Mạt Mạc.
Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều khó khăn, con người để vượt qua phải cứng rắn như đá hoa cương, tinh thần tinh tấn dũng mãnh sẵn sàng hi sinh nên lý tưởng của kiếm khách Nhật là “rút kiếm ra để chinh phục, đánh bại kẻ thù”.
Các bộ phim kiếm hiệp Nhật Bản tiêu biểu có thể kể đến:
Shundou
Đây là phim nổi bật của dòng phim kiếm hiệp Nhật Bản với kĩ xảo tuyệt vời và các thế kiếm quyết liệt,nhất kích tất sát.Cốt truyện cũng nói về 1 thời kì Nhật Bản tưởng chừng yên bình nhưng tiềm ẩn những cơn sóng ngầm chính trị tranh giành quyền lực.
Phim và tiểu thuyết kiếm hiệp là thế mạnh của Trung Quốc nên có vô số tác phẩm về nó, tuy nhiên khác phong cách Nhật, Hàn, tiểu thuyết và phim kiếm hiệp Trung Quốc thường phi lý hóa chiêu thức như chưởng, lướt trên không khí… tạo ra cảm giác không thật, càng ngày lại càng xóa nhòa ranh giới với tiểu thuyết tiên hiệp nên tuy ảnh hưởng ở châu Á nhưng lại không có nhiều đánh giá cao ở châu Âu, “bale Trung Quốc” là cách mỉa mai của người phương Tây khi nói về các tác phẩm kiếm hiệp Trung Hoa.
Các tác phẩm tiêu biểu của thể loại này như :
Truyện kiếm hiệp Trung Hoa
Các tác phẩm của nhà văn Kim Dung:
Nhà văn Kim Dung là người đã hồi sinh thể loại kiếm hiệp Trung Hoa. Cách viết gần gũi với độc giả Việt Nam,các bạn có thể thưởng thức qua các tác phẩm Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, Bích Huyết Kiếm…
Các tác phẩm của nhà văn Cổ Long
Để làm đối trọng với Kim Dung thì cho tới thời điểm này vẫn chỉ có nhà văn Cổ Long. Tuy nhiên cách viết của ông lại mang phong cách phương Tây nhiều hơn,các bạn có thể thưởng thức các tác phẩm: Anh Hùng Vô Lệ, Tiểu Lý Phi Đao…