Thạch sùng (danh pháp khoa học: Hemidactylus frenatus) là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Thạch sùng thường bò trên tường nhà để tìm thức ăn như nhện, ruồi muỗi, kiến, gián… Nhờ tàu biển và các hoạt động hàng hải, ngày nay thạch sùng đã di thực đến nhiều nơi như miền nam Hoa Kỳ, khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Úc, cũng như nhiều quốc gia thuộc Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi, châu Á và Trung Đông. Con trưởng thành có chiều dài khoảng 7,5 cm đến 15 cm. Tuổi thọ của thạch sùng khoảng 5 năm.
Thạch sùng săn mồi vào ban đêm, thường hoạt động ở những khu vực có ánh đèn (là khu vực thu hút côn trùng). Đôi khi người ta thấy thạch sùng “ăn vụng” thức ăn hoặc nước uống không được đậy kỹ trong nhà, nên mặc dù là loài động vật rất có ích nhưng chúng vẫn gây ác cảm đối với một số người. Cũng có khi phân của thạch sùng làm nhiều người khó chịu.
Thạch sùng là một phần không thể thiếu đối với những căn nhà không khép kín vì chúng giúp hạn chế số lượng côn trùng, nhện, muỗi.
Thạch sùng là hình tượng giản dị gần gũi với người dân Việt Nam, trong dân gian Việt Nam cũng có sự tích con thạch sùng, bắt nguồn từ tiếng kêu “chách chách” của thạch sùng nghe giống như người than thở “tiếc của”. Ở miền nam Việt Nam, thạch sùng được gọi là thằn lằn. Tuy nhiên tên gọi này có thể khiến chúng bị nhầm lẫn với một vài loài thằn lằn khác.
Thằn lằn là một nhóm bò sát có vảy phân bố rộng rãi, với khoảng 3800 loài,. Chúng có mặt trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực cũng như hầu hết các dãi núi lửa đại dương. Nhóm này, theo phân loại truyền thống nó là phân bộ Lacertilia, bao gồm tất cả các loài còn tồn tại của Lepidosauria, chúng là Sphenodontia (như tuatara) hay rắn – tạo thành một cấp tiến hóa. Trong khi các loài rắn được xếp chung với nhánh Toxicofera mà chúng tiến hóa ra, Sphenodont là nhóm chị em với một nhóm đơn ngành lớn hơn là Bò sát có vảy, nhóm này bao gồm cả thằn lằn và rắn.