Sự khác nhau giữa CDMA và GSM

0 gsm and cdma

Lựa chọn mạng di động, đó là một công việc mà bất kì người dùng sử dụng từ điện thoại phổ thông đến những smartphone đời mới đều thường phải làm trước khi chính thức sử dụng thiết bị trong việc giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thông thường, các nhà mạng với các hệ thống khác nhau của mình cũng mang đến cho người dùng những yếu tố khác nhau bao gồm tầm vực phủ sóng, chất lượng đường truyền, khả năng hỗ trợ người dùng, giá thành và nhiều yếu tố khác để lựa chọn. Tuy nhiên các yếu tố trên chỉ là một cái gì đó gọi là bước tiếp theo khi mà ban đầu, người dùng cần phải xác định được chính xác công nghệ của họ cần dùng là gì khi đó sẽ có thể là GSM hay CDMA, đặc biệt là đối với những thiết bị được phân phối hoặc xách tay về từ Mỹ

Cùng là công nghệ mạng di động, thế nhưng tại sao lại phải phân biệt ra giữa CDMA và GSM, cũng như nó có những yếu tố gì quyết định tới việc sử dụng thiết bị của người dùng? Tất cả sẽ được trình bày một cách rõ ràng hơn trong bài viết của chúng ta trong ngày hôm nay

GSM là gì?

Trước khi đi vào điểm giống nhau, khác nhau và sự tương quan giữa GSM và CDMA thì điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là xem thử cả hai công nghệ mạng di động này là gì. GSM hay còn được viết tắt của Global System Mobile Communication là một chuẩn trong công nghệ di động trên toàn thế giới, được sử dụng rộng rãi nhất ở các khu vực châu Á và châu Âu cũng như xuất hiện trên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, toàn bộ hệ thống GSM được truyền dẫn trên 4 dải tần số chính, trong đó dải tần 900MHz và 1800MHz được sử dụng dành cho khu vực châu Á và châu Âu, trong khi Bắc Mĩ và Nam Mĩ lại sử dụng dải tần 850MHz và 1900MHz. Hiệp hội GSM là một trong các tổ chức mang tính toàn cầu được thành lập vào năm 1987 với trách nhiệm chính chủ yếu trong việc phát triển và mở rộng chuẩn không dây GSM phủ sóng trên toàn cầu

GSM sử dụng công nghệ TDMA (Time Division Multiple Access) trong việc phân chia các dải tần số vào các kênh truyền khác nhau. Với tín hiệu GSM, tín hiệu giọng nói được thu vào từ hệ thống microphone của điện thoại sẽ được chuyển đổi thành các dạng tín hiệu số, được chèn thêm thông tin về kênh cũng như thời gian. Và ở thiết bị cuối, tức là nơi mà cuộc đàm thoại của bạn được gởi đến, thì người nhận sẽ nghe được các thông tin này với khoảng thời gian được cấp phát tương ứng của cuộc gọi và các nội dung được ghép lại với nhau. Rõ ràng, sự phân chia này sẽ làm cho các tín hiệu tới một cách độc lập cùng nhau, thế nhưng với khoảng cách mà các gói tin này đến chênh lệch nhau rất ngắn nên đã làm cho chúng ta không thể nào nhận thấy sự phá vỡ mà tưởng chừng như nó là một cuộc hội thoại mang tính liên tiếp

CDMA là gì?

CDMA, hay còn được biết đến một cách đầy đủ hơn là Core Division Mulitple Access, là một chuẩn giao tiếp được thiết kế và được cấp bằng sáng chế bởi Qualcomm nhưng sau đó chủ yếu lại được sử dụng chính như là cơ sở cho các tiêu chuẩn của CDMA2000 và WCDMA dành cho 3G. Dù vậy, do bản chất độc quyền mà CDMA không có sự phổ biến mang tính toàn cầu như GSM đang có, khi mà chỉ có chưa đến 18% thị phần mạng di động sử dụng công nghệ CDMA, và nó chỉ được phổ biến tại thị trường Mỹ, với các nhà mạng phân phối chính bao gồm Verizon Wireless và Sprint, bên cạnh một số lượng không lớn lắm tại các quốc gia như Hàn Quốc và Nga

Các lớp mạng của CDMA thực hiện việc mã hóa các tín hiệu số của các cuộc gọi thoại, với mỗi đoạn hội thoại sẽ có đi kèm theo một mã khác nhau. Và với việc giải mã ở thiết bị cuối theo mã đã định sẵn thì khi đó các cuộc gọi sẽ được chuyển tới thiết bị người nhận trên cùng một thời điểm.

Sự khác nhau giữa GSM và CDMA

Nhìn chung, cả GSM và CDMA đều là chuẩn mạng di động cho phép đa truy cập với việc tất cả các cuộc gọi có thể được truyền đến trong một khu vực có thể được truyền tới một trạm tín hiệu trung tâm ở gần khu vực đó, và điểm khác biệt lớn nhất có thể thấy về mặt cơ bản giữa GSM và CDMA chính là việc tín hiệu được chuyển đổi như thế nào thành dạng sóng vô tuyến được truyển đi một cách đa hướng trong không gian và cách thức mà thiết bị cuối giải mã và đưa các thông tin đó đến tay người nhận. Tuy nhiên thì bên cạnh đó, giữa GSM và CDMA vẫn có nhiều đặc điểm khác biệt cơ bản khác thường được qua tâm nhiều đến từ phía người dùng hơn bao gồm

GSM và CDMA là gì? Sự khác nhau trong công nghệ mạng di động

+ Thẻ SIM: Trước khi có sự xuất hiện của công nghệ 4G LTE, một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa các thiết bị sử dụng công nghệ GSM và CDMA chính là nằm ở thẻ SIM. Thông thường, các thiết bị sử dụng công nghệ GSM sẽ có một khe cắm thẻ SIM, trong khi với các thiết bị CDMA lại là không có. Thay vào đó, CDMA lại là một chuẩn dành cho thiết bị di động với số liên lạc được liên kết trực tiếp với chính thiết bị mà người dùng muốn sử dụng. Và mỗi khi bạn muốn chuyển đổi hay nâng cấp thiết bị đang sử dụng thành một cái khác, thì bạn cần phải liên lạc với nhà mạng cung cấp để thực hiện việc hủy kích hoạt với thiết bị cũ và kích hoạt lại số liên lạc cho thiết bị mới muốn sử dụng. Với các thiết bị sử dụng chuẩn GSM, khi mà số điện thoại được liên kết với chính trên các thẻ SIM thì công việc chuyển đổi thiết bị cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi người dùng chỉ cần gắn thẻ SIM và thiết bị tương ứng là đã có thể sử dụng mà không cần phải thông qua các nhà mạng

+ Tầm vực phủ sóng: về tầm vực phủ sóng mạng di động, điều này không phụ thuộc vào đó là công nghệ GSM hay CDMA, mà thay vào đó, điều này lại do nhà mạng phân phối quyết định. Trong khi GSM mang tính toàn cầu và được sử dụng ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hơn nhưng tại Mỹ, thì CDMA lại có một vùng phủ sóng rộng hơn đến từ nhà mạng Verizon Wireless chẳng hạn

+ Chuyển vùng quốc tế: trong lĩnh vực này, nó không phân biệt vào việc mà công nghệ đang sử dụng cũng như nhà mạng phân phối, mà điều này lại tùy thuộc vào liệu có vùng phủ sóng công nghệ mạng tương ứng ở quốc gia mà bạn đặt chân đến. Dù vậy thì với việc chuyển vùng quốc tế, GSM có một lợi thế tốt hơn hẳn so với CDMA khi mà bạn có thể thấy được sự có mặt của chuẩn mạng di động này trên hầu khắp các quốc gia và khi đó việc chuyển vùng này chỉ còn nằm ở sự liên kết giữa nhà mạng bạn đang sử dụng với các nhà mạng ở chính quốc gia đó. Đương nhiên thì bên cạnh đó, các điện thoại sử dụng GSM cũng có một lợi thế khác khi trong trường hợp nhà mạng của bạn đang sử dụng không hỗ trợ chuyển vùng quốc tế, bạn vẫn có thể sở hữu một thẻ SIM khác được bán tại nước sở tại để sử dụng, và đương nhiên nó có chút yêu cầu trong việc thiết bị của bạn phải được mở khóa để sử dụng

Trong tương lai

GSM và CDMA là gì? Sự khác nhau trong công nghệ mạng di động

Với sự có mặt của công nghệ mạng 4G mà trong đó là chủ yếu chuẩn LTE và LTE-Advanced được sử dụng một cách rộng rãi bởi các nhà mạng trên thế giới, thì việc phân biệt thiết bị GSM với CDMA đã gần như không còn là vấn đề nữa. Điều này được nhận thấy một cách rõ ràng trong việc những chiếc smartphone đời mới với công nghệ CDMA vẫn có hệ thống khe cắm thẻ SIM như bình thường trong việc tận dụng được những ưu điểm và tương thích với công nghệ 4G LTE hiện tại

Trong khi mà các thiết bị GSM và CDMA vẫn chưa có sự tương thích với nhau thì điều này không hề có sự ảnh hưởng lớn trong việc tiếp cận 4G LTE. Nếu không bàn đến việc chuyển vùng di động cũng như sử dụng chuẩn 3G trong dữ liệu mạng và tiếp nhận các cuộc gọi có phần khác nhau, thì GSM và CDMA đều có chất lượng ngang bằng nhau với các thông số bao gồm tầm phủ sóng, hỗ trợ khách hàng, mức giá thành dịch vụ các nhà mạng cung cấp

Theo Android Authority

Để lại một bình luận