Các đơn vị kW, kVA, kV khác nhau ở điểm gì?
Công thức tính công suất của máy biến áp như bạn hỏi là: P = U . I
Trong đó : U : Hiệu điện thế (đơn vị là V)
I : Cường độ dòng điện (đơn vị là A)
P : Công suất (đơn vị là VA)
Quy ước: 1 VA = 1 W ; 1 kVA = 1 kW
1 kW = 1000 W ; 1 kVA = 1000 VA = 1000 W
Vì vậy các đơn vị kW, kVA cũng giống nhau cả thôi, nó đều là đơn vị công suất.
– Đối với MBA chính xác, ta phải gọi là dung lượng ( S ). Gọi là công suất là do thói quen thôi.
kVA: k – kilo, V – Volt, A Ampere
kW-k – kilo, W – WAT Dùng cho công suất tác dụng
kV-k – kilo, V – Volt
>>Qui định là: k: chữ thường A, W, V: chữ hoa vì là tên riêng.
kVA, MVA {1Mega= 1000kilo}: dùng cho MBA và Máy phát (Dung Lượng).
KW thường dùng cho động cơ( Công suất).
– Chắc bạn đã nghe nói đến hệ số công suất: cos phi = 1, = 0.8. …=0.75….. Vì dòng điện và điện áp không trùng pha, mà cách nhau một góc nhất định vì có phần kháng (có tính cảm kháng hoặc dung kháng).
Như vậy công suất: P = U.I.cos phi {kW} -( cos phi lớn nhất là bằng một khi U và I trùng nhau – đây là trường hợp lý tưởng). P là công suất tác dụng. Nhưng trong thực tế trong mạch điện luôn có phần phản kháng.
Như vậy ta có S = U.I = P U.I.cos phi, khi ta có mạch điện lý tưởng cos phi =1.
– P=UIcos(phi)
U (V), I (A) => P(VA ), còn nếu là kVA thì cũng vậy thôi à..chỉ là V đổi về kV thôi!
1 kV = 1000 V
– CT khác: P = A/t
A là công sinh ra, t là thời jan, công suất lúc này đc định nghĩa là công sinh ra trong 1 đv thời gian.
A (j), t (s) => P (j/s), wi ước 1 j/s = 1 W.
Và tương tự trên, kW cũng chỉ là từ W đổi ra thôi!
1kW = 1000 W
2 cái này dùng cái nào cũng đc hết, chỉ là 1 cái định nghĩa theo điện học, 1 cái theo cơ học.
Sự khác nhau giữa kW và kVA là gì?
Ở đây mình không so sánh mà chỉ giải thích ý nghĩa :
kVA nghĩa là gì?
Trong mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến S là véctơ tổng của công suất thực P và công suất phản kháng Q.Volt-Ampere, còn được viết tắt là VA, là đơn vị đo công suất dòng điện. Nó được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere. Đơn vị này thường được sử dụng cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều.
Trong mạch điện một chiều (DC), VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường dùng để tính công suất biểu kiến, còn Watt dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực;
kW là gì?
Watt (viết tắt là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt.
Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây.
Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U(t) · I(t), với U(t), I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không lệch pha.
Vậy để quy đổi tính công suất kva, kw khi chọn mua ổn áp lioa hay các thiết bị điện cho hợp lý ta có thể tính tổng ra A và chọn ổn áp lioa tương ứng với số A cũng là một cách chọn mua nhanh và hiệu quả.