khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc

ly giai khac biet khi hau giua hai mien bac va mien nam

 Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành những vùng khí hậu riêng biệt.

Sự khác biệt khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu của hai miền Nam Bắc, thể hiện rõ nét qua ranh giới đèo Hải Vân.

Ly giai khac biet khi hau giua hai mien bac va mien nam
Đèo Hải Vân là hàng rào khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần.

Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.

Như vậy, đặc trưng khí hậu khác biệt chính là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao miền Bắc chìm trong khí hậu giá rét mà miền Nam thì vẫn ấm áp.
Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.

Khí hậu cận nhiệt đới ẩm là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh.

Ly giai khac biet khi hau giua hai mien bac va mien nam-Hinh-2
Khí hậu Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam.

Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18°C và thường có một mùa khô rõ rệt.

Vị trí địa lí nước ta cũng là yếu tố quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc, điểm cực Bắc gần chí tuyến (23 độ 23′ B); điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8 độ 34′ B). Vì Miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn miền Nam nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc,trong khi đó gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu.

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần Xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn.

Để lại một bình luận