Thuật ngữ Nhà huấn luyện (Coach), Nhà Diễn giả (Trainer) và Nhà Cố Vấn (Mentor) thường được sử dụng không quá khác biệt. Tuy nhiên, vai trò của họ không hề giống nhau, với nhiều đặc điểm và tính chất khác nhau trong cách làm việc, đối tượng và phương pháp thực hiện. Cùng tìm hiểu điểm riêng biệt và vai trò mỗi người có thể mang đến cho doanh nghiệp.
Nhà huấn luyện (Coach)
Một nhà huấn luyện tiêu biểu thường sửa chữa hoặc cải thiện một vấn đề cụ thể tại tổ chức họ được mời đến. Họ thông thường (không nhất thiết phải luôn luôn) làm việc với nhiều hoặc một nhóm người, đa số là các tập thể, đội nhóm.
Công việc của họ thường phải phát hiện ra nguồn gốc của vấn đề. Ví dụ, kết quả kinh doanh của đội bán hàng không đạt chỉ tiêu, lý do có thể sẽ liên quan đến nhu cầu thị trường giảm sút hoặc chi phí hàng hóa quá cao. Họ chính là người phải đưa ra đáp án cho mọi vấn đề.
Ngoài ra, một nhà huấn luyện không nhất thiết cần mổ xẻ vấn đề ở nhiều góc độ, mà chỉ chú trọng vào việc phân tích chung vấn đề. Họ cần là người làm tăng tinh thần tập thể, khích lệ và chỉ dẫn mọi người giải quyết vấn đề qua tóm tắt chung, hơn là lên kế hoạch chi tiết cho khâu tiến hành.
Trên lý thuyết, bất kì ai cũng có thể huấn huyện, nhưng nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng đội ngũ tư vấn không thuộc công ty để có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn. Hiển nhiên nhân viên sẽ không thoải mái khi sếp là người huấn luyện, bởi tính chuyên quyền ít nhiều vẫn tồn tại. Một nhà huấn luyện không thuộc doanh nghiệp có thể đem lại lợi ích tốt hơn, trong trường hợp này.
Trước đây, nhóm huấn luyện chuyên nghiệp được thuê nhằm chỉ ra những điểm yếu của tổ chức nhưng hiện nay, mọi doanh nghiệp đều chú trọng vào việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, khoản thời gian huấn luyện tương đối ngắn và giới hạn theo từng yêu cầu doanh nghiệp. Đặc điểm của các nhà huấn luyện là họ yêu cầu giới hạn mục tiêu cụ thể (tăng năng xuất lên X phần trăm, giảm lượng phàn nàn dưới Y phần trăm…), để có thể đáng giá và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Nhà đào tạo (Trainer)
Trong doanh nghiệp, một nhà đào tạo thường được ví như người thầy của tổ chức. Công việc của họ không nhất thiết cần phải tạo động lực và thúc đẩy khả năng của nhân viên, mà hay nhấn mạnh vào nội dung kiến thức hoặc kỹ năng nhân viên đó cần nắm vững. Diễn giải và huấn luyện có thể mang một vài điểm tương đồng, tuy nhiên người diễn giải tập trung vào cách thức giúp học viên nắm vững khái niệm hoặc kĩ năng cụ thể mà họ truyền đạt.
Giống như bất kì vai trò truyền giảng nào, họ không chỉ đứng giảng trong những lớp học trên lý thuyết, mà thường là một bộ phận trong tổ chức đó, có thể là nhân viên lâu năm tại công ty. Thông thường, họ dành đa số thời gian tìm hiểu về bộ máy và cách vận hành của từng phòng ban, sau đó tiếp thu những kiến thức công việc mới nhất, truyền đạt lại cho các phòng ban về các kỹ năng đã được học. Nếu doanh nghiệp sử dụng giảng viên đào tạo bên ngoài, có thể là để diễn giải về công nghệ mới (phần mềm, luật lệ bổ sung..).
Hình thức đào tạo này thường không qua trang trọng, mang tính nội bộ cao, có thể đào tạo một nhóm người hoặc thậm chí chỉ một kèm một. Vì tính chất công việc, nhà đào tạo cần là chuyên gia trong lĩnh vực họ giảng dạy. Tuy nhiên, họ có xu hướng mang lại cái nhìn tổng quát từ nhiều hướng cho một tổ chức nhất định, hỗ trợ cho đánh giá tình hình chung; ít chuyên sâu vào các vấn đề từng bộ phận.
Nhà cố vấn (Mentor)
Những nhà cố vấn trên lý thuyết không mang tính chính quy như hai vai trò đã nêu trên, tầm ảnh hưởng của họ tuy nhiên lớn hơn nhiều so với hai người trên cộng lại. Thật vậy, cố vấn đóng vai trò thuyết giảng những khía cạnh về nghề nghiệp; nhưng cũng có thể mang lại ảnh hưởng tích cực về tinh thần và quan hệ cá nhân của học viên. Tuy nhiên, việc không can thiệp quá sâu hay gây ảnh hưởng tiêu cực mang tính cá nhân đến học viên chính là tố chất của một cố vấn tài năng.
Nhìn chung, điểm khác biệt giữa cố vấn so với hai cách thuyết giảng còn lại nằm ở khía cạnh góc nhìn và thời gian. Về cơ bản, cố vấn bước đầu sẽ tìm hiểu về học viên của mình, giúp đỡ họ ở tất cả các vấn đề cho đến khi chúng được giải quyết. Hiệu quả công việc của một cố vấn được đo bằng tiến trình phát triển của đối tượng được trợ giúp, không kể yếu tố thời gian. Họ thường được xem là thầy và cũng là bạn, đối tác của doanh nghiệp.
Trong thực tế, đa số cố vấn không phải là nhân viên nội bộ. Họ có khả năng truyền cảm hứng bằng kinh nghiệm, góc nhìn khác biệt bởi kiến thức chuyên sâu của mình. Đây là những thiên tài trong việc dẫn dắt, giúp mở rộng cách nhìn và lối tư duy đa chiều cho người mà họ giúp đỡ.
Lựa chọn giảng viên phù hợp cho giải pháp đào tạo doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản. Những yếu tố cần cân nhắc phải kể đến: đối tượng đào tạo, số lượng, lĩnh vực cùng mục tiêu hướng đến. Nhà huấn luyện, diễn giả lẫn cố vấn nhìn chung nên là những người ưa nhìn, giao tiếp khéo léo với vốn kiến thức phong phú, sâu sắc.