Phương thức thanh toán TT là gì? Phân biệt TT và TTR trong khai báo hải quan

TT và TTR

Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình.

Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Chẳng hạn gần đây một hãng chuyên nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ khi nhận một hoá đơn thanh toán theo phương thức nhờ thu của đối tác nước ngoài. Hãng đã theo những chỉ dẫn chung đã thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ càng ngân hàng nhờ thu nên đã mất không một khoản tiền. Không những thế còn bị phạt Hợp đồng vì thành toán muộn. Đó chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương.

Dưới đây cùng tìm hiểu về phương thức thanh toán quốc tế bằng ĐIỆN CHUYỂN TIỀN ( T/T )

  • T/T: (Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện)

Nó nằm trong hình thức thanh toán By remittance – By transfer. Có rất nhiều định nghĩa về hình thức này nhưng theo quan điểm cá nhân thì hình thức chuyển tiền bằng điện được hiểu đơn giản như thế này: Theo yêu cầu của người mua hàng , ngân hàng của người mua trích tài khoản người mua lập điện chuyển tiền để chuyển cho ngân hàng của người bán. Hầu hết các trường hợp là thanh toán trước khi giao hàng ( T/T in advance).

Đây có lẽ là phương thức thanh toán mong muốn nhất của người bán vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng, sơ đồ được thể hiện đơn giản như sau:

B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu.
B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.
B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

  • Khi chuyển tiền đi, nghiệp vụ ngân hàng diễn ra theo 4 bước:

(1) tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền;
(2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi;
(3) Lập điện chuyển tiền và
(4) Hạch toán – Lưu hồ sơ

  • Các yêu cầu về chuyển tiền

Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có các giấy tờ sau đây, lần đầu thường yêu cầu đầy đủ, các lần sau lược giản hơn.

(1) Hợp đồng mua bán ngoại thương, nhiều TH chỉ cần dùng PI (Proforma Invoice)
(2) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
(3) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền

Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn cần ghi đủ:

(1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu
(2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ
(3) Lý do chuyển tiền
(4) Những yêu cầu khác
(5) Ký tên, đóng dấu

Để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, bạn nên thỏa thuận với người mua về phương thức thanh toán. Trong trường hợp người mua không chấp nhận thanh toán toàn bộ tiền hàng trước khi vận chuyển, để giảm bớt rủi ro, bạn có thể cân nhắc đến phương thức trả ngay từng phần. Để giảm thiểu rủi ro, trong hợp đồng ngoại thương có thể qui định như sau: “người mua phải trả cho người bán 30% tiền hàng sau khi hợp đồng được ký kết; phần còn lại sẽ được thanh toán khi người mua nhận được bản copy bộ chứng từ gửi hàng” hoặc “người mua phải trả cho người bán 30% tổng giá trị hợp đồng sau khi hai bên ký kết hợp đồng; phần còn lại sẽ được thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận”.

CÓ HAY CHĂNG LÂU NAY VẪN NHẦM LẪN GIỮA TTR VÀ T/T ?

Thực ra cái này là cái rất quen thuộc, đặc biệt với những bạn hay khai hải quan, trong phần mềm khai hải quan Ecuss phương thức chuyển tiền ghi rõ:
TTR : Điện chuyển tiền.
Một sự sai sót mang tính chất hệ thống.
Đây cũng là 1 sự bất hợp lý mà mình nhận ra từ đầu , nhưng suy cho cùng vẫn có thể hợp lý hóa cái đó theo ý hải quan , không theo khái niệm và là theo cách viết tắt.
Có thể hải quan và hầu hết mọi người đã hiểu cụm từ TTR là viết tắt của cụm từ
– Telegraphic transfer remittance : Phương thức điện chuyển tiền, trong trường hợp này nó giống như T/T
Do vậy lâu nay hầu hết hải quan và người khai hải quan đã mặc định TTR là T/T.
Nhưng rõ ràng theo thương mại quốc tế chúng ta không thể định nghĩa 1 từ theo ý muốn chủ quan của chúng ta như vậy, TTR là TTR và TT là TT. Khái niệm đã chỉ dẫn rõ ràng đặc biệt theo UCP 600.

Vậy TTR bản chất là gì?

– Nó là Telegraphic Transfer Reimbursement: Phương thức này được áp dụng trong thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. NH thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho NH phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc NH phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ gửi tới sau.

Khác hẳn đúng ko ^^.

Bây giờ có vẻ hải quan đã nhận ra được điều đó nên theo thông tư 39/2018 , phương thức điện chuyển tiền không được chọn là TTR nữa mà chọn ở mục KC.

Dù sao thay đổi muộn còn hơn không.

Cám ơn các bạn đã đọc, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

TT và TTR.png

 

Trả lời