Phân Biệt Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn và Nhà/Triều Nguyễn

VuaQTtrenngua

– Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn và Nhà/Triều Nguyễn – Phải rạch ròi khái niệm:

Ai cũng biết rằng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Nguyễn chỉ là một vương triều phong kiến hoàn chỉnh, có toàn vẹn lãnh thổ, có hệ thống chính trị của mình cai trị trên toàn bộ lãnh thổ ấy, có địa vị nhà nước thống nhất và duy nhất để bang giao với nước ngoài kể từ năm 1802, khi Nguyễn Ánh hoàn thành việc lật đổ Nhà Tây Sơn, triều đại đã trị vì trước đó để lên nắm quyền cai trị Đại Việt.

Vua Quang Trung

Còn trước thời điểm ấy, Nhà Tây Sơn, bằng cách dựa vào ý chí của nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, trong 16 năm (1771-1787) đã lần lượt đánh dẹp các thế lực phong kiến cát cứ ở Đàng Ngoài (Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Trong (Chúa Nguyễn), thu giang sơn Việt Nam về một mối, đất nước thoát khỏi cảnh bị chia cắt Bắc – Nam trong suốt 148 năm (1627 – 1775). Trong thời gian 148 năm nội chiến Đàng Ngoài – Đàng Trong ấy, các thế lực phong kiến họ Trịnh (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn (Đàng Trong) đã gây ra 8 cuộc nội chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang nhỏ. Có những cuộc chiến kéo dài hàng chục năm. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đã làm hao tổn không biết bao nhiêu sức người, sức của của nhân dân dân, triệt phá hàng loạt đồng ruộng, xóm làng.

Vua Quang Trung

Trong quá trình xây dựng đất nước từ đống hoang tàn, đổ nát, hậu quả cuộc chiến kéo dài gần một thế kỷ rưỡi, nhà Tây Sơn còn hai lần đánh bại hai thế lực phong kiến hùng mạnh xâm lược Đại Việt là triều đình Xiêm La (Thái Lan) ở phía Nam và Nhà Thanh ở phía Bắc. Điểm đặc sắc là trong cả hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nhà Tây Sơn tiến hành, quân xâm lược đều có sự tiếp tay của những kẻ phản dân, hại nước. Đó là Lê Chiêu Thống cầu viện giặc Thanh và Nguyễn Ánh cầu viện giặc Xiêm La.

Trong lập luận của mình, ông Phan Huy Lê đã đánh đồng các Chúa Nguyễn, một thế lực phong kiến cát cứ ở phía Nam mà người Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam chưa từng công nhận là một nhà nước hoàn chỉnh ngang hàng với một vương triều phong kiến. Bởi vì về danh nghĩa, đứng trên cả hai thế lực phong kiến cát cứ này còn có Nhà Lê trung hưng, và cả hai thế lực này đều trương khẩu hiệu chính trị “Phò Lê”. Bằng việc này, ông Phan Huy Lê đã phủ nhận sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam, công nhận tính hợp pháp và hợp lý của việc chia cắt đất nước. Đó là sai lầm về đạo đức nghề nghiệp không thể tha thứ.

Điểm thứ hai là công lao mở cõi được quy cho cái gọi là “Nhà Nguyễn” mà theo ý của ông Phan Huy Lê, nó bao gồm cả các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn.

Cho đến nay, công lao mở cõi về phương Nam là công của 9 đời Chúa Nguyễn.

Công lao thống nhất đất nước, xóa bỏ sự chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài là của Nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh chỉ tọa hưởng kỳ thành.

Là một nhà sử học gạo cội, liệu ông Phan Huy Lê có thể phân biệt được đâu là các vua, đâu là các lãnh chúa phong kiến không ?

Với việc gộp cả 9 đời chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi với 13 đời vua Nguyễn, trong đó có đến 5 ông vua cắt đất cho giặc và cam tâm làm tay sai bán nước cho giặc, rước voi về giày mồ (Gia Long, Tự Đức, Đồng Kháng, Khải Định, Bảo Đại, riêng Bảo Đại bán nước 2 lần cho Nhật và cho Pháp); ông Phan Huy Lê đã “trộn phấn với vôi” để rửa mặt cho các triều đình của Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại

 

Để lại một bình luận