Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán

tải xuống 2 5
Khái niệm:
+ Hợp đồng kinh tế: (được gọi là hợp đồng thương mại). Là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
+ Hợp đồng mua bán: Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
– Cơ sở pháp lý:
+ Hợp đồng kinh tế: Luật Thương mại 2005
+ Hợp đồng mua bán: Bộ luật dân sự 2015.
– Chủ thể:
+ Hợp đồng kinh tế:
– Thương nhân với thương nhân.
– Thương nhân với các bên có liên quan.
+ Hợp đồng mua bán:
– Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng thì có thể tự mình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
– Pháp nhân.
– Hộ gia đình.
– Tổ hợp tác.
– Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Bản chất:
+ Hợp đồng kinh tế: Mang mục đích kinh doanh lợi nhuận, kiểm soát quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
+ Hợp đồng mua bán: Mang mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
– Hình thức hợp đồng:
+ Hợp đồng kinh tế: Văn bản. Đối với hợp đồng thương mại có các hình thức như fax, telex và thư điện tử vẫn được xem là hình thức văn bản.
+ Hợp đồng mua bán:
– Văn bản.
– Lời nói.
– Hành vi cụ thể.
– Nội dung hợp đồng:
+ Hợp đồng kinh tế:
– Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
– Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.
– Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
– Giá cả.
– Bảo hành.
– Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
– Phương thức thanh toán.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
– Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.
– Các thoả thuận khác.
+ Hợp đồng mua bán:
– Đối tượng của hợp đồng.
– Số lượng, chất lượng.
– Giá, phương thức thanh toán.
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
– Biện pháp bảo đảm:
+ Hợp đồng kinh tế:
– Thế chấp.
– Cầm cố.
– Bảo lãnh.
– Đặt cọc.
– Ký cược.
– Ký quỹ.
– Bảo lưu quyền sở hữu.
– Tín chấp.
– Cầm giữ tài sản.
+ Hợp đồng mua bán:
– Cầm cố tài sản.
– Thế chấp tài sản.
– Đặt cọc.
– Ký cược.
– Ký quỹ.
– Bảo lưu quyền sở hữu.
– Bảo lãnh.
– Tín chấp.
– Cầm giữ tài sản.
– Thủ tục giải quyết tranh chấp:
+ Hợp đồng kinh tế:
– Thương lượng.
– Trọng tài.
– Tòa án.
+ Hợp đồng mua bán:
– Hòa giải.
– Tòa án.
(Có thể sử dụng phương thức trọng tài)

 

 

 

Để lại một bình luận