So sánh sự khác nhau giữa hợp đồng và biên bản thỏa thuận

tải xuống 5 1

Khoản 2, Điều 1, Nghị định 09/2010/NĐ-CP quy định:

2. Văn bản hành chínhNghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công“.

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Căn cứ Điều 388, Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Hiện nay không có quy định cụ thể về bản thỏa thuận. Bản thỏa thuận cũng có thể hiểu là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa hai hoặc nhiêu bên.

Nhìn chung điểm giống nhau giữa hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ thoả thuận, ý chí của các bên tạo lập nên. Thông thường bản thoả thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và được coi là chứng cứ khi khởi kiện

 

 

Khác nhau:

–   Về hình thức hợp đồng là sự thoả thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản, còn “bản thoả thuận” thì phải là hình thức bằng văn bản.

–   Về nội dung:

+ Đối với hợp đồng khi đã được xác lập thì các bên tham gia đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với những gì đã ký kết.

+ Bản thoả thuận thì các bên tuân thủ những cam kết đã đưa ra.

Một số loại giao dịch mà pháp luật quy định phải sử dụng hợp đồng: ví dụ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất…

Một số loại văn bản thỏa thuận: Biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ trong nội bộ công ty, Biên bản thỏa thuận về lối đi chung, văn bản thỏa thuận nhập vào tài sản chung của vợ chồng…

 

Trả lời