sự khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

tải xuống 1 8

Hợp đồng Dân sự hay Thương mại đều là những loại hợp đồng thông dụng hay gặp, Việc phân biệt và hiểu rõ bản chất của 02 loại hợp đồng này rất quan trọng, bởi phải xác định được đúng bản chất của loại hợp đồng thì việc tuân thủ cũng như giải quyết khi có tranh chấp xảy ra mới đúng pháp luật. vậy giữa 2 loại hợp đồng này có những điểm khác và giống nhau như thế nào?

 

*Giống nhau:

 

Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;

 

– Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;

 

– Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

 

* Khác nhau:

 

TIÊU CHÍHỢP ĐỒNG DÂN SỰHỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Luật áp dụngBộ luật Dân sự 2015Luật Thương mại 2005
Chủ thể hợp đồngXác lập giữa các chủ thể bất kỳ.

Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng thì có thể tự mình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Ít nhất một bên là thương nhân
Mục đíchNhằm mục tiêu chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùngNhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận – sinh lợi
Bản chấtCó thể vì mục tiêu sinh lợi nhưng không mang tính thường xuyênLà hình thức thể hiện của hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp
Hình thức hợp đồngLời nói, hành vi, văn bản. Đa phần là bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấpLời nói, hành vi, tuy nhiên những hợp đồng nếu pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản ngoài ra còn có hình thức như fax, telex và thư điện tử vẫn được xem là hình thức văn bản.

 

Một số loại hợp đồng– Hợp đồng vay

– Hợp đồng mượn

– Hợp đồng vận chuyển

– Hợp đồng gia công

– Hợp đồng uỷ quyền

-Hợp đồng gửi giữ

-Hợp đồng thuê khoán

-…

– Hợp đồng mua bán hàng hoá

– Hợp đồng đại lý

– Hợp đồng đại diện

– Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

– Hợp đồng cung ứng dịch vụ

Nội dung hợp đồngTùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

– Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

– Phạt vi phạm hợp đồng

– Các nội dung khác

Ngoài những điều khoản tương tư như Hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại có một số điều khoản mà hợp đồng dân sự không có như: điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;…
Cơ quan giải quyết tranh chấpToà án-Toà án

– Trọng tài

Phạt vi phạm hợp đồngDo các bên thoả thuậnBên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Luật Thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
Biện pháp đảm bảoCầm cố tài sản.

– Thế chấp tài sản.

– Đặt cọc.

– Ký cược.

– Ký quỹ.

– Bảo lưu quyền sở hữu.

– Bảo lãnh.

– Tín chấp.

– Cầm giữ tài sản.

Trả lời