Sự khác nhau giữa tên miền có www và không có www?

www-non-www

Khi lướt web chúng ta để ý thấy những tên miền có www và không có www, vậy thì có điểm gì khác biệt giữa hai tên miền này hay không? Thực ra, khi gõ cả hai kiểu tên miền trên trình duyệt, ví dụ như www.tenmien.xyz và tenmien.xyz đều đưa người dùng đến cùng một trang đích, tuy nhiên về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến Rank của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Contents

    www là gì?

  2. Hai tên miền có www và không có www là giống hay khác nhau?

  3. Cách bỏ phần mở rộng www trước tên miền

  4. Cách redict www về tên miền không có www

  5. HTTP là gì?

  6. Website không có http


1. www là gì?

Nếu bạn từng thắc mắc www là gì? www là ba chữ viết tắt ba chữ cái đầu của world wide web, đây là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là hệ thống trang web trên toàn thế giới. Các tài liệu trên worl wide web được lưu trữ trong một hệ thống siêu việt gọi là hệ thống siêu văn bản đặt tại các máy tính chủ (các siêu máy tính). Các siêu văn bản này gồm nội dung trang web, cách thức trình bày trang web, các ứng dung trên web, hình ảnh, âm thanh, video…  Trên mỗi một tệp bao gồm nội những nội dung của trang web và được định danh bằng một url. Người dùng sử dụng các tên miền được định danh để gọi tên các siêu văn bản này bằng cách gõ tên tên miền vào trình duyệt thông dụng. Ngày này, trình duyệt thường được sử dụng là Chrome, Cốc cốc, Firefox … Các trình duyệt sẽ truyển dữ liệu đến máy chủ, gọi tên các tệp văn bản được lưu trữ tại máy chủ và trả về máy của người sử dụng, hiển thị trên màn hình hiển thị của trình duyệt. Tuy nhiên, không phải tên website nào cũng có chứa phần mở rộng www, song khi gõ trên trình duyệt có www và không www thì vẫn đến được trang đích.

www%20l%C3%A0%20g%C3%AC
www là gì?

2. Hai tên miền có www và không có www là giống hay khác nhau?

Domain ( hay còn gọi là tên miền) để chỉ một địa chỉ web trên internet giúp người truy cập có thể truy cập tới trang đích. Khi nhìn vào domain của một website, bạn sẽ thấy có những tên miền có www và những tên miền không chứa www, vậy hai tên miền có www và không có www là giống hay khác nhau? Như đã nói, các nếu để vào website trên các trình duyệt thì bạn đều có thể đến trang đích bằng cách gõ cả 2 cách trên, có www và không có www. Tuy nhiên, hai tên miền này thực tế không phải là một, một là tên root domain (miền gốc) một là sub domain (tên miền con). Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ trả kết quả khác nhau đối với hai tên miền kể trên, tức là theo thuật toán của Google, hai tên miền trên sẽ là 2 trang web độc lập, và dễ bị dính lỗi Duplicate content ( lỗi copy nối dung của website), do đó, cần quy về một trang web để Google có thể nhận biết. Điều này có thể dẫn đến hậu quả khó khắc phục khi thuật toán Google nhận biết hai trang đường link trở thành hai trang web sao chép toàn bộ nội dung của nhau, và dẫn đến mất rank.

Nếu là một trang web cá nhân, không có nhu cầu seo thì việc lựa chọn tên miền là tuỳ ở bạn. Nhưng nếu cân nhắc đến việc SEO trang web, thì có nhiều lời khuyên cho rằng, không nên lựa chọn tên miền có www vì nó là một sub-domain nên không mạnh bằng một root domain (tức tên miền không chứa www). Và hầu hết người sử dụng sẽ chỉ gõ tên domain chứ không thêm www khi lướt web. Tuy nhiên, nếu với những tên miền quá ngắn, thì việc thêm www cho domain là nên xem xét cân nhắc.

ki%E1%BB%83m%20tra%20th%C3%B4ng%20tin%20t%C3%AAn%20mi%E1%BB%81n
khác nhau giữa có www và không có www

Xem thêm dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp

3. Cách bỏ phần mở rộng www trước tên miền

Vì mục đích SEO trang web, bạn sẽ cảm thấy có nhu cầu loại bỏ www trước tên miền. Mặt khác, việc gõ thêm www cũng khiến nhiều người cảm thấy bất tiện, vậy thì các thao tác để loại bỏ www như thế nào?

Bạn hay đăng nhập vào phần:

Host: www

Loại: CNAME

Địa chỉ: thinhweb.com

Còn đối với dòng tiếp theo

Host: @

Loại: A

Địa chỉ: địa chỉ ip của hosting

Thông tin đầu tiên sẽ là chuyển từ www sang không www theo dạng chuyển hướng CNAME, khi một ai đó gõ www.tenmien.xyz thì hệ thống nameserver sẽ hiểu và tự chuyển sang tenmien.xyz.

Còn ở thông tin dòng tiếp theo sẽ là trỏ trực tiếp địa chỉ tenmien.xyz về ip của địa chỉ ip hosting và để hosting hồi đáp lại cho người truy cập thông qua địa chỉ web tenmien.xyz.

Tức là khi đó dù bạn gõ tên miền có xyz hay không có xyz thì kết quả đều trả về tên miền không có xyz tức là tên miền chủ. Khi đó bạn gõ địa chỉ www va khong www trển trình duyệt cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết quá SEO của google.

4. Cách redict www về tên miền không có www

Để đảm bảo Goolge nhận ra cả hai tên miền có www va khong www là một, cần thực hiện thao tác chuyển hướng tên miền, hay redict tên miền. Thao tác này được thực hiện trên trình quản lý hosting của trang web sử dụng một file có tên .htaccess, nếu trên hosting của bạn chưa có hãy lập file này và điền vào các nội dung sau:

#Redirect www to non-www:
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.tenmien.xyz [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://tenmien.xyz/$1 [L,R=301]

Khi đó dù bạn gõ tên miền có hay không có www, thì google đều nhận ra bạn đang muốn truy cập tên miền chính là tenmien.xyz.

5. HTTP là gì?

Với những người thường xuyên lướt web thì cụm từ http trở nên quá quen thuộc, quen thuộc là vậy nhưng để biết nó là cái gì thì không phải ai cũng có câu trả lời. Cụm từ http chính là các chữ viết tắt chữ cái đầu của HyperText Transfer Protocol, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản. Mô hình hoạt động của http là client-server, máy tính người sử dụng sẽ đóng vai trò là khách ghé thăm, các thông tin ở máy chủ là người phục vụ, các kết quả sau khi được gọi ra sẽ được các máy chủ trả về máy của người sử dụng. Trong các giao thức thì giao thức http là giao thức phổ biến, được nhiều người biết đến nhất.

Nói cách khác, http là giao thức giúp cho việc truyền tải các siêu văn bản từ một Web server hay máy chủ tới một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web nào đó. Để thực hiện thao tác gọi các trang web được lưu trữ trên máy chủ, người dùng sẽ gõ các url của trang vào trình duyệt, url này được http gửi đến máy chủ, và sau đó http là nhận lại thông tin từ máy chủ để trả lời trên máy người sử dụng.

https là gì
https là gì?

Do được sử dụng trong thời gian dài, nên http bị nhận ra là chứa nhiều hạn chế. Khi bạn thực hiện thao tác truy nhập vào một trang Web thông qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ tiến hành các phiên kết nối đến máy chủ của trang Web đó thông qua địa chỉ IP do hệ thống phân giải tên miền DNS cung cấp. Tuy nhiên, trong quá trình kết nối và trao đổi thông tin, trình duyệt của bạn sẽ thừa nhận địa chỉ IP đó đến từ máy chủ của chính trang web mà bạn muốn truy nhập mà không hề có biện pháp xác thực nào. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về việc phiên kết nối của bạn tới máy chủ của Website có thể bị đánh cắp thông tin, hoặc quá trình truy nhập của bạn bị chuyển hướng đến một trang Web giả mạo có thiết kế giống hệt Website bạn tìm trong khi người sử dụng không hề hay biết. Điều này thực sự nguy hiểm nếu trang web bạn thường truy cập là các trang chứa đựng các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu xác nhận các thẻ thanh toán …vì bạn dễ dàng bị đánh cắp thông tin. Ngày nay, phiên bản mới của http là https được xây dựng để thay thế http cũ, nhằm khắc phục tính bảo mật của http. HTTPS là tên viết tắt của cụm từ “Hypertext Transfer Protocol Secure”. Đây là sự kết hợp giữa giao thức HTTP với giao thức bảo mật TLS hay SSL. Khi đó, đồng thời với việc thực hiện các giao tiếp thông thường với máy chủ, quá trình cũng tiến hành các xác thực bảo mật với trang web đang truy cập, tránh bị chuyển hướng tới các trang giả mạo. Sử dụng HTTPS là đảm bảo cho việc trao đổi thông tin một cách bảo mật trên nền Internet.

6. Website không có http

Trình duyệt web thông thường, có thể thấy tên website không có http, vì phần này có thể bị ẩn đi, chứ không phải là không có. Vì để truy cập một trang web cần có giao thức để giao tiếp với máy chủ chứa nội dung trang web. Khi gõ tên trang web, chỉ xuất hiện domain của website trên thanh công cụ, vì http là phần mặc định. Như đã nói, phải có giao thức http thì trình duyệt mới có khả năng truyền tải thông tin url từ máy khách tức máy tính người dùng đến máy chủ, để lấy ra các thông tin là các tệp siêu văn bản được lưu trên máy chủ.

Tuy nhiên, do vấn đề bảo mật, hiện nay các server đã chuyển từ giao thức http sang giao thức https. Để kiểm tra Website đang truy cập có sử dụng giao thức HTTPS hay không chỉ cần thực hiện các thao tác cũng vô cùng đơn giản. Khi lướt web hay quan sát và để ý đến phần link đường dẫn khi truy nhập vào Website, nếu đường link được mở đầu bằng https:// hay không? Nếu có https tức là website đang chạy trên giao thức bảo mật https. Nếu mở đầu bằng http hoặc không thấy xuất hiện giao thức nào trước link trang web tức là trang web đang sử dụng http, trong một số trường hợp http là mặc định nên bị ẩn trên trình duyệt.. Ngoài ra, đường link dẫn của các Website có sử dụng giao thức HTTPS thường thấy xuất hiện cùng với một biểu tượng nhỏ hình ổ khóa bên cạnh. Và khi di chuột đưa con trỏ chuột hướng vào biểu tượng này, sẽ hiện ra tên của đơn vị xác thực. Đây là dấu hiệu cho biết rằng Website mà bạn đang truy nhập an toàn, không bị giả mạo.

Không có https
Khi không có https

Như vậy một tên miền có www và không có www tưởng như giống nhau nhưng thực tế ra, trên các công cụ tìm kiếm lại khác nhau. Tên miền khồng có www là tên miền gốc. Việc sử dụng cả hai tên miền đồng thời mà không có sự chuyển hướng khiến google nhầm lẫn đây là hai trang web độc lập và có thể đánh giá là các website copy nhau, làm mấy rank của trang web, và làm kết quả tìm kiếm trên google và một số trang web tìm kiếm khác vị tụt hạng.

Trả lời