Cách phân biệt bệnh sởi và bệnh thủy đậu

tải xuống 8 1

Contents

1. Cách phân biệt bệnh sởi và bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có những biểu hiện giống với bệnh sởi khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Cả hai bệnh này đều là bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh sởi và bệnh thủy đậu đều dễ bùng phát vào mùa thu đông. Đây là thời điểm dịch rất dễ bùng phát. Những đối tượng có hệ miễn dịch kém đều dễ mắc 2 bệnh này.

Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh sởi và bệnh thủy đậu. Một vài dấu hiệu để nhận biết 2 bệnh này như sau:

1.1 Đối với các bệnh nhân bị sởi

soi-va-thuy-dau-1
Bệnh nhân mắc bệnh sởi
  • Bệnh sởi là bệnh do virus gây ra, và lây qua đường hô hấp. Những dấu hiệu đặc trưng khi mắc bệnh sởi như: hắt hơi, sốt nhẹ, sổ mũi, xuất hiện những nốt ban trên mặt, các nốt ban sẽ lan dần dần từ mặt xuống chân. Bệnh nhân sẽ hết sốt, khi các nốt ban xuất hiện. Nếu bệnh nhân còn sốt, phải đề phòng các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm não, hoặc có thể tử vong…
  • Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 10 ngày, chính vì vậy, người bệnh có thể lây sang người lành kể cả khi bệnh chưa khởi phát.
  • Sởi được xem là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ dưới 5 tuổi.
  • Biểu hiện ban đầu của sởi là sốt nhẹ sau đó sốt cao đến 39-40 độ . Khi thấy các dấu hiệu sốt cao kèm các ban đỏ toàn thân, có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì nghĩ ngay tới bệnh sởi. Người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

1.2 Đối với các bệnh nhân bị thủy đậu

  • Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, sau khoảng 10-14 ngày, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện.
  • Các dấu hiệu nhận biết khi bệnh khởi phát là nổi mụn nước ở mặt sau đó lan ra toàn thân. Nếu bệnh nhân bị nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc bị nhiễm trùng, mụn sẽ chứa mủ có màu đục
  • Trẻ sẽ trở nên lười ăn, sốt nhẹ khi mắc bệnh.
  • Khi người lớn mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, nôn ói
  • Thời gian kéo dài của bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 7-10 ngày, các nốt rạ sẽ bong vảy và khô dần nếu không có các biến chứng khác, vết thâm nơi mụn nước nổi sẽ không để lại sẹo nếu không bị nhiễm khuẩn mụn nước.
  • Virus Varicella Zoter gây ra bệnh thủy đậu. Đây là bệnh cấp tính.
  • Bệnh thủy đậu dễ lây lan từ người qua người qua đường hô hấp thông qua việc tiếp xúc trực tiếp.

2. Điều trị cho người mắc bệnh sởi

Đối với những người mắc bệnh sởi nhẹ thì không cần tới bệnh viện để điều trị. Cần cách ly người bệnh, tránh gió và nên nghỉ ngơi. Có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn các thức ăn mềm và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Đeo khẩu trang y tế khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với người khác. Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia y tế.

Với các đối tượng bị sốt cao liên tục, khó thở… phải được đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trẻ em cần được tiêm phòng bệnh sởi đầy đủ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc để tắm cho trẻ nhỏ.

3. Điều trị cho người mắc bệnh thủy đậu

soi-va-thuy-dau-2
Bệnh nhân bị thủy đậu cần chú ý đến việc chăm sóc da

Quan trọng nhất đối với bệnh nhân thủy đậu là việc chăm sóc da. Nếu các nốt rạ bị nhiễm trùng, ở mức độ nặng có thể gây nhiễm trùng máu hoặc có thể để lại sẹo cho người bệnh.

Đối với những bệnh nhân có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ tự khỏi và ngược lại Tất cả các đối tượng đều phải tiêm vac xin phòng bệnh thủy đậu. Không nên dùng các bài thuốc truyền miệng chưa qua các kiểm định khoa học để tự chữa bệnh.

Theo Bộ y tế, trẻ em cần phải tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh bệnh sởi và bệnh thủy đậu. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Đối với người mắc bệnh, cần phải được chăm sóc và điều trị đúng cách, tránh các nguy cơ biến chứng xảy ra.

Trả lời