Nước ối là môi trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Đây là môi trường giàu chất dinh dưỡng, giúp thai nhi có khả năng tái tạo và trao đổi chất. Không những thế, nước ối còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài, tình trạng nhiễm trùng cũng như giúp dây rốn không bị khô.
Bình thường, lượng nước ối của bà bầu nằm trong khoảng 300-800ml. Khi nước ối của mẹ ở mức 800-1500ml được gọi là dư ối và nếu lượng nước ối vượt mức 2000ml được gọi là đa ối. Trên thực tế, khi siêu âm người ta thường dùng chỉ số nước ối (AFI) để xác định trình trạng nước ối. Gọi là đa ối khi chỉ số nước ối (AFI) vượt trên 25cm. Chỉ số nước ối (AFI) từ 15-25cm gọi là dư ối.
Contents
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị dư ối và đa ối
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dư ối
- Mẹ bầu bị tiểu đường
- Thai nhi gặp vấn đề bất thường, không thể nuốt nước ối cũng như điều chỉnh lượng nước ối quanh mình
- Thai nhi mắc một số bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down hay Edwward cũng khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng dư ối.
- Mẹ bầu bị nhiễm một số vi trùng như Parvovirus hoặc Toxoplasmosis
Nguyên nhân khiến mẹ gặp tình trạng đa ối
- Bà bầu bị tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra đa ối khi mang thai
- Nếu mẹ bầu mang đa thai, khả năng đa ối là rất cao. Trong trường hợp đa thai, một trong những đứa trẻ có thể có quá nhiều nước ối và đứa khác thì có quá ít nước ối.
- Nếu thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hẹp môn vị và não úng thủy là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị đa ối. Hoặc thai nhi xảy ra vấn đề khác khiến con ngừng nuốt nước ối trong khi thận vẫn tiếp tục bài tiết nước tiểu.
- Có một mối quan hệ giữa mức nước ối cao và biến dị di truyền, như hội chứng Down. Quá nhiều nước ối có thể là một dấu hiệu của một số bệnh thiếu máu ở bé hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
Dư ối và đa ối có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp dư ối thì chỉ số nước ối (AFI) sẽ trở về bình thường và rất ít trường hợp diễn biến thành đa ối. Điều quan trọng là các mẹ nên đi khám thai định kỳ đúng hạn và theo dõi cẩn thận trong thời gian này. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần giành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chia nhỏ các bữa ăn, có chế độ dinh dưỡng phù hợp (hạn chế đồ béo, ngọt).
Mẹ bầu mắc tình trạng đa ối sẽ dễ gặp nhiều nguy cơ hơn dư ối. Do đó, mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận trong thời gian này. Quá nhiều nước ối có thể dẫn đến vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh sớm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé và có thể gây dị tật xương. Không những thế, điều này còn có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và xuất huyết sau sinh.
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị dư ối và đa ối khi mang thai?
Giải quyết tình trạng dư ối
- Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân gây dư ối và tình trạng không nghiêm trọng thì việc nghỉ ngơi là cần thiết để mẹ bầu dần dần lấy lại cân bằng.
- Nếu nguyên nhân là lượng đường trong máu quá cao thì mẹ bầu cần giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày. Lúc này việc theo dõi và kiểm tra tình trạng bệnh cần được tiến hành thường xuyên.
- Nếu vấn đề bất thường do thai nhi thì mẹ bầu cần được theo dõi và can thiệp kịp thời. Mẹ bầu cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu tình hình phức tạp thì mẹ bầu có thể được kích thích để sinh sớm mà không cần chờ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ.
Giải quyết tình trạng đa ối
Khi nghi ngờ bị đa ối, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ siêu âm hoặc tiến hành chọc ối. Có thể mẹ sẽ được kiểm tra thường xuyên trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và xác định nguy cơ sinh non.
Nếu nghi ngờ bạn bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ kiểm tra và bắt đầu điều trị cho mẹ ngay lập tức. Mẹ cũng có thể được yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi nếu có hiện tượng vỡ ối sớm.
Conlatatca.vn