Sự khác nhau giữa đau dạ dày, đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa

roi loan tieu hoa

Trong những bệnh về tiêu hóa như: bệnh đau dạ dày, đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa đều có triệu chứng là những cơn đau dai dẳng khiến bạn khó chịu ở vùng bụng. Triệu chứng gần giống nhau khiến bạn chẩn đoán bệnh một cách mơ hồ dựa trên cảm tính. Từ đó dẫn đến chọn sai phương pháp chữa trị cũng như sử dụng sai thuốc dễ gây nguy hiểm.

Nhận biết đau dạ dày, đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa 1

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng đau dạ dày là đau thượng vị (đường tiêu hóa trên), còn đau đại tràng là đau hạ vị (đường tiêu hóa dưới) vì thế triệu chứng bệnh của chúng luôn khác nhau. Dưới đây là chỉ dẫn giúp bạn bắt đúng bệnh của mình.

Contents

1. Đau dạ dày

a. Triệu chứng bệnh đau dạ dày

 Đau thượng vị: là triệu chứng bệnh viêm dạ dày đầu tiên, gặp ở hầu hết các bệnh nhân.

  • Thượng vị là vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức.
  • Đau thượng vị thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, có thể lan lên ngực hoặc sau lưng.

– Liên quan đến bữa ăn:

  • Đau khi quá đói hoặc quá no, đau sau bữa ăn.
  • Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon.
  • Đau  tăng khi ăn – uống thức ăn chua, cay, bia rượu…

– Hiện tượng ợ chua: Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn bị khó tiêu và sinh ra hơi dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua lên nửa chừng.

– Nôn và buồn nôn: Người bị dạ dày có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói.

– Chảy máu: Người bị nặng có thể dẫn đến chảy máu tiêu hóa với các triệu chứng nôn máu đỏ, máu đen, đi ngoài ra máu…

b. Cách phòng tránh hiệu quả

Lời khuyên cho những bạn có những triệu chứng trên là không nên ăn nhiều thức ăn chua, cay hoặc ăn quá no, ăn chậm nhai kĩ. Nên sử dụng các loại thức ăn tinh bột mềm như bánh nếp, bánh mỳ, cơm nhão… để tránh gây tổn thương đến dạ dày, dễ tiêu hóa làm bão hòa chất kiềm trong dạ dày. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá dễ gây kích ứng làm viêm loét  các lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra bạn cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress.

1. Đau dạ dày 1

2. Đau đại tràng

a. Triệu chứng của bệnh đau đại tràng

  • Đau phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện, mót rặn.
  • Đầy bụng, nặng bụng, thậm chí có cảm giác như có khối đá đè trong bụng. Đau, khó chịu sẽ giảm bớt khi đi đại tiện và đau tăng khi bị táo bón.
  • Đại tiện ra máu, đôi khi phân có mủ và có chất nhầy.

b. Cách phòng tránh hiệu quả

Không nên ăn các loại thực phẩm sống (nem chua, gỏi, tiết canh…). Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây. Đặc biệt là các loại trái cây giàu kali như chuối, đu đủ. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3. Hạn chế sử dụng chất kích thích rượu, bia, các đồ ăn giàu chất béo gây khó tiêu. Luyện tập thể dục hằng ngày như đi bộ, chơi cầu lông… Nếu muốn điều trị sớm và tốt nhất cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

3. Rối loạn tiêu hóa

a. Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa

  • Thường có cảm giác đau ở vùng bụng trái, một vài trường hợp có thể lan sang lưng đau từng cơn hoặc âm ỉ cả ngày. Có cảm giác đau lâm râm, nặng bụng, sình bụng hay ran rát.
  • Đi kèm dấu hiệu đau bụng là bị đầy hơi, người bệnh thường ợ và xì hơi thường xuyên.
  • Đi đại tiện không đều, lúc tiêu chảy lúc táo bón.

b. Cách phòng tránh hiệu quả

Đảm bảo quy trình ăn chín uống sôi, không sử dụng thực phẩm lâu ngày để chế biến món ăn. Tránh các loại thực phẩm như hành, tỏi tây, rau húng, nho, mận. Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn cũng không nên sử dụng sữa bởi trong sữa có thành phần khó tiêu, dễ khiến bạn bị tiêu chảy. Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày và giảm bớt chất đạm đồ chiên rán. Giữ vệ sinh chân tay cũng như đồ dùng sinh hoạt.

Trên đây là những triệu chứng giúp bạn có thể phân biệt và nhận biết được bệnh đau dạ dày, đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra cho bạn các giải pháp phòng ngừa với các triệu trứng nhẹ, để điều trị tốt nhất, bạn nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh.

Minh Phương

Để lại một bình luận