Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC

lap bao cao danh gia tac dong moi truong vietenvi

ĐMC là từ viết tắt của đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững (khoản 22 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014).

ĐTM là từ viết tắt của đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014).

Đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường là một công cụ quan trọng trong hệ thống quán lý môi trường nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững. Dưới đây là một số điểm khác biệt của ĐMC và ĐTM:

Tiêu chíĐMCĐTM
Đối tượng thực hiệnQuy hoạch, chiến lược phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khai thác sử dụng tài nguyên quy mô liên tỉnh,… (khoản 1 Điều 13 LBVMT 2014)Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng chính phủ; sử dụng đất khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới…; có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (khoản 1 Điều 18 LBVMT 2104)
Chủ thể thực hiệnCơ quan được giao nhiệm vụ (khoản 1 Điều 14)Chủ dự án đầu tư (khoản 1 điều 19)
Nguyên tắc thực hiệnThực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. (khoản 2 Điều 14)Thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị (khoản 2 điều 19)
Nội dung báo cáo – Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.– Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

– Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– … (điều 15)

 – Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.– Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

– … (điều 22)

Hình thức thể hiện kết quảĐược xem xét tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (khoản 3 Điều 14)Hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường

Việc phân biệt giữa ĐMC và ĐTM có ý nghĩa quan trọng đối với chủ dự án đầu tư. Qua đó, họ có thể thực hiện một cách chính xác theo yêu cầu của pháp luật mà không mất nhiều thời gian.

Trả lời