Các đầu số điện thoại lừa đảo

luadaoquadienthoai

Thời gian qua, báo chí đã không ít lần cảnh báo những cuộc điện thoại từ các đầu số +224, +231, +232, +252, +247… đều là lừa đảo, nếu không nhằm dẫn dụ các màn kịch nêu trên thì cũng nhằm lừa người nghe nhá điện thoại sẽ gọi lại và mất tiền theo cước quốc tế.

Vừa rồi, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ đầu số 1310080, phát lời thoại ghi âm sẵn, bảo rằng tôi có một quyết định của tòa án nhưng không phản hồi, vì vậy, để biết thêm chi tiết thì nhấn phím 9.

Tôi bấm phím 9 thì một giọng nam nghe máy, xưng là cán bộ “Văn phòng Tòa án TPHCM”. Tôi không khó để nhận biết đây là chiêu trò lừa đảo đã rất phổ biến trong thời gian gần đây. Rủi cho chúng là đã không gọi đúng người có thể lừa được.

Đã có không ít trường hợp bị lừa đảo đến hàng tỷ đồng qua điện thoại. Kẻ lừa đảo tự nhận mình là người ở bưu điện, hải quan, tòa án, công an, dẫn dụ “con mồi” như bị phát hiện có kèm tiền hay ma túy trong bưu phẩm gửi đến, có bưu phẩm quá hạn không đến nhận, đang nợ cước điện thoại hoặc nợ ngân hàng với số tiền rất lớn, hoặc úp mở rằng có một quyết định của tòa án, của công an…

Khi người nghe gọi tiếp đến số điện thoại mà bọn chúng cho hoặc theo một số nội bộ nào đó, thì kịch bản lừa đảo sẽ giăng sẵn cho những ai thiếu thông tin, mất cảnh giác hoặc yếu bóng vía, nhẹ dạ chuyển tiền đến bọn lừa đảo hoặc gửi cho chúng các thông tin lẽ ra cần bảo mật.

Thời gian qua, báo chí đã không ít lần cảnh báo những cuộc điện thoại từ các đầu số +224, +231, +232, +252, +247… đều là lừa đảo, nếu không nhằm dẫn dụ các màn kịch nêu trên thì cũng nhằm lừa người nghe nhá điện thoại sẽ gọi lại và mất tiền theo cước quốc tế.

Để ngăn chặn các thủ đoạn lừa đảo này, cần quản lý chặt chẽ các đầu số điện thoại, với những đầu số nào chưa được đăng ký mà xuất phát từ Việt Nam thì phải truy người sử dụng, động cơ sử dụng và có hình thức chế tài nghiêm khắc; với những đầu số nào không có nguồn gốc từ Việt Nam, phải ngăn chặn kịp thời.

Khi tiếp nhận các trình báo lừa đảo liên quan đến các số điện thoại đáng ngờ này, cơ quan công an nên thông tin cảnh báo nhanh qua báo chí và các diễn đàn, các fanpage trên mạng xã hội, để người dân cảnh giác.

TRỊNH MINH GIANG (quận Thủ Đức, TPHCM)

(CAO) Thời gian gần đây, nhiều người dân tỉnh Bình Thuận nhận được các cuộc điện thoại với số máy lạ gọi đến điện thoại cá nhân với mục đích lừa đảo.

Lúc 8 giờ 40 ngày 17-9, anh Nguyễn Duy T. (SN 1980, ngụ thôn Hiệp Lể, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) nhận cuộc gọi từ số máy 02363692378 cho biết anh T. đang có một bưu phẩm bị giữ lại tại sân bay Đà Nẵng, do nghi ngờ trong bưu phẩm gửi từ Anh Quốc có hàng cấm nên bị hải quan giữ lại và anh bị tình nghi liên quan tới một đường dây rửa tiền hơn 60 tỷ đồng.

Đầu dây bên kia yêu cầu anh cung cấp thông tin nơi cư trú, hoàn cảnh gia đình cụ thể, chuyển một số tiền để làm dịch vụ, nếu không sẽ chuyển cơ quan công an mời anh ra Đà Nẵng làm việc.

Trong lúc trao đổi qua điện thoại, đầu dây bên kia yêu cầu anh ra nơi vắng vẻ để nói chuyện, không cho ai được nghe cuộc gọi này.

Rất may cùng lúc này, người bạn của anh từ thị xã La Gi gọi anh nhưng không được nên đã gọi vào máy vợ anh đang đứng gần đó. Vợ anh cho biết anh T. đang nói chuyện với một người lạ, có biểu hiện nghi ngờ. Bạn vợ anh bảo tắt máy gấp bị lừa rồi!

Trước đó mấy ngày bạn gái của người này ở khu phố 9, phường Tân An, thị xã La Gi (Bình Thuận) cũng đã nhận cuộc gọi từ số máy lạ cho biết giống như trường hợp anh T, yêu cầu chuyển tiền nhiều lần. Và người này đã chuyển tổng cộng hết 99 triệu đồng, sau đó không được phản hồi gì nữa, gọi vào số máy kia không được.

Trong sáng 18-9, chị H. chủ tiệm điện máy ở phường Tân An, thị xã La Gi nhận cuộc gọi từ số 0095290705754, cho biết chị đang “dính” đến vụ rửa tiền và yêu cầu chị chuyển tiền. Rất may chị H. đã cảnh giác tắt máy sau mấy lời đầu dây bên kia rào đón, trước đó chính mẹ chồng của chị cũng bị lừa 20 triệu đồng.

Các thủ đoạn lừa đảo tiền thường gặp vào dịp Tết - ảnh 1

Trả lời