Nhật thực và Nguyệt thực

26459

Vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với góc nghiêng khoảng 5° so với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, các cuộc nhật/nguyệt thực không xảy ra tại mọi tuần trăng mới và trăng tròn. Để có thể xảy ra nhật/nguyệt thực, Mặt Trăng phải ở gần nơi giao cắt của hai mặt phẳng quỹ đạo.

26459
Nhật thực năm 1999
26458
Nguyệt thực ngày 3 tháng 3 năm 2007

Tính định kỳ và sự tái diễn các lần thực của Mặt Trời bởi Mặt Trăng, và của Mặt Trăng bởi Trái Đất, được miêu tả bởi chu kỳ thiên thực, tái diễn sau xấp xỉ 6.585,3 ngày (18 năm 11 ngày 8 giờ).

Các đường kính góc của Mặt Trăng và Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất chồng lên nhau trong sự biến đổi của chúng, vì thế cả Nhật thực toàn phần và Nhật thực một phần đều có thể xảy ra.[57] Khi xảy ra nhật thực toàn phần, Mặt Trăng hoàn toàn che lấp đĩa Mặt Trời và hào quang Mặt Trời có thể được nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất. Bởi khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất hơi tăng thêm theo thời gian, đường kính góc của Mặt Trăng giảm xuống. Điều này có nghĩa từ hàng trăm triệu năm trước Mặt Trăng có thể luôn che khuất Mặt Trời ở mọi lần nhật thực, vì thế có thể trong quá khứ nhật thực một phần không thể xảy ra. Tương tự, khoảng 600 triệu năm nữa (giả thiết rằng đường kính góc của Mặt Trời không thay đổi), Mặt Trăng không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời nữa và khi ấy chỉ xảy ra nhật thực một phần.

Một hiện tượng liên quan tới nhật/nguyệt thực là sự che khuất. Mặt Trăng liên tục ngăn tầm nhìn bầu trời của chúng ta với một diện tích hình tròn rộng khoảng 0,5 độ. Khi một ngôi sao sáng hay một hành tinh qua phía sau Mặt Trăng thì nó bị che khuất hay không thể quan sát được. Một cuộc nhật thực là một sự che khuất của Mặt Trời. Bởi Mặt Trăng gần với Trái Đất, các cuộc che khuất các ngôi sao riêng biệt không nhìn thấy được ở mọi nơi, cũng không ở cùng thời điểm. Bởi sự tiến động của quỹ đạo Mặt Trăng, mỗi năm các ngôi sao khác nhau sẽ bị che khuất.

Lần nguyệt thực diễn ra ngày 20 tháng 2 năm 2008 là lần nguyệt thực toàn phần. Toàn bộ diễn biến có thể được quan sát từ Nam Mỹ và hầu hết Bắc Mỹ (ngày 20 tháng 2), cũng như từ Đông Âu, châu Phi, và Tây Á (ngày 21 tháng 2). Lần nhật thực diễn ra ngày 11 tháng 9 năm 2007, quan sát được từ Nam Mỹ và nhiều vùng thuộc Nam Cực. Lần nhật thực toàn phần diễn ra ngày 1 tháng 8 năm 2008 có đường che khuất hoàn toàn bắt đầu từ bắc Canada chạy qua Nga và Trung Quốc. Lần nguyệt thực sắp tới sẽ là ngày 21 tháng 12 năm 2010, là đợt nguyệt thực toàn phần. Dự kiến ở Việt Nam, nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 13 giờ 30 phút, che khuất hoàn toàn vào 15 giờ 20 phút và kết thúc lúc 17 giờ 10 phút.

 

Trả lời