Sự khác nhau giữa bắc cực và nam cực

nam cuc 5

Do độ nghiêng trục quay của Trái Đất khiến cho lượng ánh sáng Mặt Trời chạm tới Bắc Cực và Nam Cực là hoàn toàn trái ngược nhau nên mọi thứ đang tồn tại và diễn ra ở 2 cực khác nhau khá nhiều.

Contents

1. Lục địa và Đại Dương

Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới

Nam Cực là một lục địa có diện tích 14.000.000 km2, với những dãy núi, hồ được bao quanh bởi đại dương và được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới. Không có quốc gia thuộc Nam Cực.

Trong khi đó Bắc Cực là vùng đại dương bị đóng băng, bao quanh bởi đất. Vùng cực Bắc của Trái Đất bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc của Canada, Mỹ, Greenland (lãnh thổ của Đan Mạch), Nauy, Thụy Điển, Nga, Iceland, và Phần Lan.

2. Khối lượng băng

Lớp băng ở Nam Cực có nơi dày tới 3,5km

Gần 90% lượng băng của Trái Đất đang bị giữ tại phần lục địa xa nhất ở Nam cực. Lớp băng ở Nam Cực có nơi dày tới 3,5km.

Nhưng ở Bắc Cực, lớp băng chỉ dày từ 2m đến 4m.

3. Hiện tượng băng tan

Tảng băng lớn dày 3,5km ở Greenland, Bắc Cực có tốc độ tan chảy rất nhanh vào mùa hè

Tảng băng lớn dày 3,5km ở Greenland, Bắc Cực có tốc độ tan chảy rất nhanh vào mùa hè. Theo tính toán của các nhà khoa học thì với tốc độ này, đến cuối thế kỷ 21, tảng băng sẽ bị tan chảy gần một nửa và trong vòng hơn 1 thế kỷ nữa, toàn bộ lãnh thổ Bắc Cực sẽ không có băng trong suốt mùa Hè .

Ở Nam cực, những tảng băng lớn nhỏ gần như quanh năm không thay hình biến dạng, chúng chỉ tan chảy do chịu ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên của Trái Đất.

4. Tầng Ôzôn

Tầng Ôzôn là một lớp khí quyển rất quan trọng, nó bao bọc và bảo vệ Trái Đất tránh khỏi bức xạ Mặt Trời

Tầng Ôzôn là một lớp khí quyển rất quan trọng, nó bao bọc và bảo vệ Trái Đất tránh khỏi bức xạ Mặt Trời. Hiện nay ở một số nơi trên Trái Đất tầng Ôzôn đã bị phá hủy và thậm chí là không còn nữa.

Hiện nay, lỗ hổng tầng Ôzôn ở Nam Cực đã lớn gấp 3 lần bề mặt diện tích nước Mỹ.

Ở Bắc Cực, nhờ nhiệt độ cao hơn ở Nam Cực nên ngăn chặn được sự hình thành đám mây có thể phá hỏng tầng Ôzôn. Nhưng nó cũng đang ngày càng mỏng hơn do nhiệt độ ở tầng bình lưu ở đây đang dần dần giảm xuống.

5. Nhiệt độ và sự đóng băng

Nam Cực là châu lục lạnh nhất trên Trái Đất

Nam Cực là châu lục lạnh nhất trên Trái Đất, nhiệt độ trung bình trong năm là -49 độ C còn nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là -89 độ C.

Nhiệt độ ở Bắc Cực cao hơn, vào mùa đông là -34 độ C và mùa hè có thể tăng thêm vài độ.

6. Gấu và chim cánh cụt

Chim cánh cụt lại sống Cực Nam, nơi không có sự xuất hiện của những kẻ săn mồi, còn gấu trắng là kẻ thống trị vùng Bắc Băng Dương

Nhiều người lầm tưởng rằng, loài gấu trắng Bắc Cực và chim cánh cụt cùng chung sống trong một môi trường. Nhưng thực tế chim cánh cụt lại sống Cực Nam, nơi không có sự xuất hiện của những kẻ săn mồi, còn gấu trắng là kẻ thống trị vùng Bắc Băng Dương.

7. Dầu mỏ – “vàng đen”

Có khoảng 10 tấn dầu thô trải dài gần 1.800km, chiếm gần nửa số mỏ dầu của thế giới nằm dưới lớp băng trong Bắc Cực

Có khoảng 10 tấn dầu thô trải dài gần 1.800km, chiếm gần nửa số mỏ dầu của thế giới nằm dưới lớp băng trong Bắc Cực.

Dưới lớp vỏ lục địa ở Nam Cực cũng có rất nhiều các mỏ dầu, tuy nhiên hoạt động khai thác tại đây đã bị cấm do Hiệp ước Nam Cực.

8. Vùng đất không có người

Có hơn 4.000.000 người đang sinh sống ở Bắc Cực

Do thời tiết ở Nam Cực quá khắc nghiệt nên chỉ có những người làm việc tại các trạm nghiên cứu trong thời gian ngắn chứ không có người định cư tại đây.

Ngược lại có tới hơn 4.000.000 người sinh sống ở Bắc Cực, phân bố ở một số nơi như: Barrow, Alaska; Tromso, Na Uy; Murmansk và Salekhard, Nga.

9. Những cơn lốc xoáy

Lốc xoáy lốc xoáy ở Nam Cực mạnh hơn và kéo dài hơn sơ với Bắc Cực

Ở 2 cực của Trái Đất đều xuất hiện những cơn lốc xoáy, được hình thành ở phần giữa và phần trên của tầng đối lưu và tầng bình lưu. Nhưng lốc xoáy lốc xoáy ở Nam Cực mạnh hơn và kéo dài hơn sơ với Bắc Cực. Nguyên nhân là do các vùng đất rộng lớn tập trung ở vĩ độ cao của Bắc Cực, tạo ra lớp khí quyển làm giảm cường độ của lốc xoáy.

10. Khoáng sản

Rất nhiều khoáng sản như: niken, vàng, bạc, bạch kim, sắt… có thể tìm thấy ở Nam Cực nhưng lại không tồn tại ở Bắc Cực.

11. Tính từ trường

Các cực từ của Trái Đất thường có vị trí không ổn định và đảo ngược theo chu kỳ

Trái Đất có 2 cực địa từ và không trùng với 2 cực địa lý. Các cực từ của Trái Đất thường có vị trí không ổn định và đảo ngược theo chu kỳ. Các cực từ phía Bắc di chuyển theo hướng Tây với 10-15km mỗi năm còn cực từ ở phía Nam của từ trường đang di chuyển theo hướng Đông với tốc độ 55-60km mỗi năm.

Để lại một bình luận