Sự khác nhau giữa các tờ tiền Việt Nam?

tien viet nam 1

Tiền là một trong những “vật bất ly thân” của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu hết về những tờ tiền Việt Nam.

Contents

1. 100 đồng: Chùa Tháp Phổ Minh – Nam Định

100 dong
100 dong
chua thap pho minh
chua thap pho minh

 

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A – nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.

Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn – một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

2. 500 đồng: Cảng Hải Phòng

500 dong cang hai phong

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

3. 1.000 đồng: Bản Đôn Tây Nguyên (Đắk Lắk)

1000 dong

ban don
ban don

Tờ 1.000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Bản Đôn là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cũng được nhiều người trên thế giới biết đến như là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Bản Đôn trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Hiện tại, Bản Đôn chỉ còn là một địa điểm du lịch nằm trên địa bàn xã Krông Nahuyện Buôn Đôn của Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc.

4. Tờ 5.000 đồng: Nhà máy thủy điện Trị An

5000 dong
5000 dong

tri an

Tờ 5.000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

5. 10.000 đồng: Mỏ dầu Bạch Hổ

10000 dong
10000 dong

mo bach ho

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

6. 20.000 đồng: Chùa Cầu Hội An

20000 dong
20000 dong

chua cau

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất.

Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông.

Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật – Hoa – Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

7. 50.000 đồng: Di tích Nghênh Lương Đình – Phu Văn Lâu

50000 dong
50000 dong

phu van lau

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn.

Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

Phu Văn lâu là một tòa lầu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế. Từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn lâu – Cái lầu trưng bày văn thư của triều đình.

8. 100.000 đồng: Khuê Văn Các – Văn Miếu – Quốc Tử Giám

100000 dong
100000 dong

khue van cac

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Khuê Văn Các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân…

9. 200.000 đồng: Vịnh Hạ Long

200000 dong vinh ha long

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.

Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

10. 500.000 đồng: Làng Sen

500000 dong

lang sen bac ho

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen (Nam Đàn, Nghệ An), gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa – lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.

Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh các địa danh du lịch nổi tiếng trên, các mệnh giá tiền khác của Việt Nam còn được in ấn hình ảnh người lao động tại nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy dệt Nam Định, Tây Nguyên…

11. Tờ 200 đồng

200 dong
200 dong
Trên tờ 200 đồng là hình ảnh người nông dân đang lao động trên cánh đồng tại làng quê Việt Nam.

Để lại một bình luận